ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CÔNG TY LUẬT TNHH CO-OPERATIVE LAW
“Cho vay tài sản” là cụm từ không còn xa lạ trong đời sống xã hội hiện nay. Trên thực tế, việc cho vay thì rất dễ nhưng để thu hồi lại khoản vay đúng hạn thì thường rất khó. Vậy làm thế nào để người cho vay có thể hạn chế tối đa rủi ro khi cho vay. Sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho quý bạn đọc những vấn đề cần lưu ý của bên cho vay khi quyết định cho vay “tiền”:
I. Hình thức cho vay?
Điều này được quy định rõ tại Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.
Tiếp đến, Điều 116 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”; khoản 1, Điều 119 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể”.
Do đó, pháp luật không quy định về hình thức của hợp đồng vay tài sản, nên các bên có quyền tự do lựa chọn hình thức cho vay bao gồm: bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Thế nên, việc lựa chọn áp dụng hình thức giao dịch nào sẽ do các bên thỏa thuận, miễn phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế. Tuy nhiên, dưới góc độ pháp lý, để hạn chế tranh chấp các bên thì chúng ta vẫn nên lựa chọn hình thức hợp đồng vay tài sản được lập bằng văn bản. Vì hình thức này sẽ hạn chế được những rủi ro tiềm ẩn đối với người cho vay. Còn đối với hình thức cho vay bằng lời nói chỉ nên áp dụng đối với những trường hợp cho vay với giá trị tài sản không lớn và khả năng lấy lại tiền cao. Bởi lẽ, một khi tranh chấp xảy ra hợp đồng vay tài sản bằng lời nói sẽ không không ghi nhận được quyền và nghĩa vụ của các bên và thường rất khó chứng minh những vấn đề mà các bên đã thỏa thuận.
Nếu các bên đã thống nhất việc cho vay lập thành văn bản thì cần xác định rõ một trong những yếu tố quan trọng: Hợp đồng vay có kỳ hạn và Hợp đồng vay không có kỳ hạn.
1, Vay hợp đồng không kỳ hạn
Theo Điều 469 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc thực hiện hợp đồng vay không kỳ hạn như sau:
Như vậy, dù là hợp đồng vay có lãi hay không có lãi thì luật cũng cho phép đối với loại hợp đồng vay không có thời hạn thì bên cho vay và bên vay được tự do đòi lại tài sản hay trả lại tài sản bất cứ lúc nào, miễn thông báo cho bên còn lại với một thời gian hợp lý.
Với hướng giải quyết của Tòa án được quy định tại Điểm a, khoản 3, Điều 6, Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP ngày 11/01/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm thì: “Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn thì thời gian chậm trả nợ gốc bắt đầu kể từ ngày tiếp theo liền kề của ngày hết “thời gian hợp lý” đến thời điểm xét xử sơ thẩm. Thời gian hợp lý quy định tại Điều 469 của Bộ luật Dân sự năm 2015 do Tòa án căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để xem xét, quyết định nhưng không quá 03 tháng kể từ ngày thông báo”.
Vậy trường hợp các bên thỏa thuận thời hạn hợp lý nhiều hơn 03 tháng không theo hướng dẫn tại Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP thì thỏa thuận này có được chấp thuận không, trong khi quy định tại Điều 469 của Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng như các quy định liên quan không đề cập cụ thể vấn đề này? Bên cạnh đó, xét về mặt ý nghĩa của việc xác định thời gian hợp lý nghĩa là thời gian bên cho vay nghĩ rằng bên vay có thể thu xếp trả khoản vay và bên vay nghĩ rằng có thể phải tới thời hạn này thì mới có thể trả hết khoản vay. Trong trường hợp này, nếu Tòa án chấp thuận thời gian hợp lý theo thỏa thuận của các bên thì lại không đúng với quy định tại điểm a, khoản 3, Điều 6 Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP. Vì quy định này chỉ quy định Tòa án căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để xem xét, quyết định nhưng không quá 03 tháng kể từ ngày thông báo, không có trường hợp trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Song, nếu hiểu quy định tại điểm a, khoản 3 Điều 6 Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP sẽ được áp dụng trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về thời gian hợp lý thì có lẽ sẽ phù hợp hơn. Tuy nhiên, dưới góc độ của bên cho vay với khoản vay không thật sự lớn, phải mất thời hạn thông báo trước 03 tháng cho bên vay để đòi lại khoản vay thì có thật sự bảo vệ được bên cho vay khi xét mối quan hệ cho vay tài sản thì bên yếu thế luôn là bên cho vay nếu khoản vay đó không có tài sản bảo đảm. Đồng thời, một bất cập khác mà quy định này đang tồn đọng đó là việc cho Tòa án có quyền quyền xem xét quyết định trong những trường hợp cụ thể chỉ giới hạn thời gian hợp lý không quá 03 tháng mà không dựa trên bất kỳ một điều kiện cụ thể nào. Như vậy, Tòa án sẽ căn cứ vào những yếu tố nào để có thể quyết định 03 tháng hay một con số bất kỳ ngắn hơn 03 tháng. Điều này hoàn toàn do ý kiến chủ quan của Hội đồng xét xử.
Do đó, để hạn chế rủi ro, trong nội dung hợp đồng vay tài sản các bên cần lưu ý về việc thỏa thuận thời gian thông báo đòi lại tài sản vay hay trả lại tài sản vay để tránh những tranh chấp về sau, cũng như thuận tiện cho Tòa án xem xét khi có một bên khởi kiện (nếu có).
2. Hợp đồng vay có kỳ hạn
Hợp đồng vay có kỳ hạn được quy định tại Điều 470 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:
Như vậy, việc xác lập hợp đồng vay có kỳ hạn sẽ có phần lợi thế hơn đối với bên cho vay khi có thể ràng buộc trách nhiệm vào bên vay phải tuân thủ về thời hạn trả nợ, trả lãi (nếu vay có lãi), cũng như làm căn cứ cho việc khởi kiện sau này của bên cho vay một khi bên vay không tuân thủ về thời hạn trả các khoản vay mà cả hai đã thỏa thuận.
III. Cho vay với lãi suất đúng quy định
Bộ luật Dân sự năm 2015 đã đặt ra chế định về việc cho phép các bên thỏa thuận áp dụng lãi suất trong hợp đồng vay tài sản. Cụ thể, tại Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như sau: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Theo quy định này, thì quyền yêu cầu trả lãi của bên cho vay chỉ được thực hiện khi các bên có sự thỏa thuận về việc sẽ trả lãi trong hợp đồng”.
Các bên có quyền thỏa thuận về việc áp dụng lãi suất khi cho vay; tuy nhiên cần lưu ý mức lãi suất cho vay phải nằm trong giới hạn mà pháp luật cho phép. Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
Như vậy, trường hợp các bên có thỏa thuận về mức lãi suất thì mức lãi suất được áp dụng theo thỏa thuận của các bên nhưng không quá 20%/năm. Trường hợp có thỏa thuận nhưng mức lãi vượt quá mức này thì Tòa án sẽ không công nhận mức lãi vượt quá. Trường hợp không xác định rõ mức lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì mức lãi được xác định là 10%/năm.
Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định rất rõ về lãi suất mà các bên phải tuân theo. Tuy nhiên, trên thực tế, có rất nhiều trường hợp cho vay với lãi suất cao, có thể dẫn hành vi vi phạm pháp luật hình sự với tội danh “Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”. Vậy khi nào mới được xem là hành vi cho vay nặng lãi?
Khoản 1, Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015; bị thay thể bởi điểm i, Khoản 2, Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 2017 quy định “Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự (tức cho vay với lãi suất từ 100%/năm trở lên) thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự theo. Tùy mức thu lợi bất chính từ hành vi cho vay lãi nặng mà khung hình phạt tội này có thể là phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm”.
Trường hợp, đối với việc cho vay mặc dù lãi suất vượt mức lãi suất giới hạn mà pháp luật cho phép, nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì vẫn có thể bị xử phạt hành chính. Ví dụ như cho vay cầm cố tài sản sản, nhưng lãi suất cho vay vượt quá quy định của pháp luật thì được quy định tại khoản 4 và khoản 7 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP với mức xử phạt là 10,000,000 đồng đến 20,000,000 đồng khi vi phạm. Đồng thời người vi phạm phải buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp do việc kinh doanh này mang lại.
Chính vì điều này, một số chủ nợ đã tìm cách lách luật bằng việc thỏa thuận cho vay lãi suất cao bằng lời nói. Tuy nhiên, như đã trình bày trên hợp đồng vay không được Bộ luật Dân sự năm 2015 và nhiều văn bản pháp luật liên quan quy định về hình thức của hợp đồng vay tài sản phải bằng văn bản hay một hành vi pháp lý cụ thể nào đó. Do vậy, nếu bên vay đưa ra những chứng cứ cho biết thực tế bên vay đã trả các khoản vay cho bên cho vay với lãi suất vượt mức lãi suất giới hạn pháp luật quy định thì bên cho vay phải đổi diện với pháp luật về hành vi cho vay lãi cao của mình.
Cho vay có tài sản bảo đảm là biện pháp an toàn đối với người cho vay, đảm bảo khoản vay có thể được thu hồi đúng thời hạn. Hiện nay, các biện pháp bảo đảm được quy định tại Điều 292 Bộ luật Dân sự năm 2015 bao gồm 9 biện pháp bảo đảm: Cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu, bảo lãnh, tín chấp, cầm giữ tài sản. Mỗi biện pháp bảo đảm đều có những đặc điểm và tính chất pháp lý khác nhau, song vẫn hướng đến mục tiêu chung là nhằm đảm bảo việc bên vay sẽ thực hiện nghĩa vụ đã cam kết. Do đó, tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của bên vay mà các chủ thể thỏa thuận lựa chọn áp dụng biện pháp bảo đảm cho phù hợp với khoản vay.
Các biện pháp bảo đảm nhằm thực hiện nghĩa vụ khi cho vay với đối tượng tài sản là tiền thường được các chủ thể sử dụng là cầm cố tài sản, cầm giữ tài sản, thế chấp tài sản, bảo lãnh. Trong đó, bên cho vay và bên vay cần lưu ý nếu tài sản bảo đảm rơi vào trường hợp cần phải đăng ký biện pháp bảo đảm thì việc bảo đảm mới có giá trị pháp lý. Cụ thể, điều 298 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Biện pháp bảo đảm được đăng ký theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật. Việc đăng ký là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực chỉ trong trường hợp luật có quy định”. Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 99/2022/NĐ-CP thì việc sử dụng biện pháp bảo đảm thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, bảo lưu quyền sở hữu là các trường hợp đăng ký theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan. Trường hợp có thỏa thuận thì đăng ký theo sự thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm hoặc theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm, trừ biện pháp cầm giữ tài sản.
Việc bên cho vay chứng minh đã giao tài sản cho bên vay có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình giải quyết tranh chấp phát sinh. Thông thường hình thức cho vay sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến vấn đề chứng minh nghĩa vụ giao tài sản vay của bên cho vay. Tại sao lại nói như vậy?
Căn cứ vào khoản 1, Điều 6 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 trong các nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự thì việc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự được quy định như sau: “Đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ thu thập, cung cấp chứng cứ, chứng minh như đương sự”.
Theo quy định tại Điều 93 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015: “Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp”.
Đối với nguồn chứng cứ thì tại khoản 1, Điều 94 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định miễn là tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử vẫn được xem là nguồn chứng cứ. Vì thế, về cơ bản chứng cứ chứng minh rằng bên cho vay đã giao tài sản vay cho bên vay không nhất thiết phải có định hình. Tuy vậy, trường hợp các bên xác lập giao dịch bằng văn bản thì việc chứng minh đã giao tài sản của bên cho vay sẽ được ghi nhận cụ thể, rõ ràng hơn bằng việc để bên vay ký xác nhận vào văn bản đã nhận tài sản vay. Khi có xảy ra tranh chấp thì bên cho vay có thể cung cấp cho Tòa án văn bản này làm chứng cứ có sự việc vay là thật, để làm cơ sở bảo đảm quyền và lợi ích của Bên cho vay khi đòi lại tài sản vay.
Trên đây là một số vấn đề pháp lý mà các luật sư/chuyên gia pháp lý tại Co-op Law cung cấp liên quan tới hợp đồng vay tài sản. Nếu quý bạn đọc có thắc mắc, góp ý hay cần hỗ trợ thêm về các vấn đề liên quan thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0968.90.96.95 - 0978.90.96.95, đặt lịch hẹn trực tiếp trên trang web: Cooplaw.com.vn hoặc gửi mail địa chỉ: Info@cooplaw.com.vn.
* Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết trên:
- Bộ luật Dân sự năm 2015;
- Bộ luật Hình sự năm 2015;
- Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015;
- Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP ngày 11/01/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm;
- Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/12/2021 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng chống tệ nạn gia đình;
- Nghị định 99/2022/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/12/2022 về Đăng ký biện pháp bảo đảm.
Co-op Law là đơn vị tư vấn uy tín, hỗ trợ thực hiện các dịch vụ pháp lý nhanh chóng, chuyên nghiệp nhằm giúp khách hàng an tâm trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh tranh chấp, phòng ngừa những rủi ro về pháp luật trong tương lai.
Người gửi / điện thoại
Đánh giá
CÔNG TY LUẬT TNHH CO-OPERATIVE LAW
Giấy Đăng ký hoạt động số: 41.02.4686/TP/ĐKHĐ
Nơi cấp: Sở tư pháp Tp.Hồ Chí Minh
Mã số thuế: 0318820491
ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ:
- Trụ sở chính: 127 Hoàng Văn Thụ, P.8, Q.Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Chi nhánh tại Tây Nguyên: 91 Lê Thị Hồng Gấm, P.Tân Lợi, TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam
- Vp Hà Nội: Tầng 7, Tòa nhà Zen Tower, 2 khuất Duy Tiến, P.Thanh Xuân Trung, Q. Thanh Xuân, TP.Hà Nội, Việt Nam
Hotline: 0968.90.96.95 - 0345.68.96.95
Mail: Info@cooplaw.com.vn
Số zalo: 0978.90.96.95