call_to-removebg-preview.200

 

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CÔNG TY LUẬT TNHH CO-OPERATIVE LAW

Sức mạnh của pháp luật - Nếu tin tôi, có thể bảo vệ quyền lợi cho bạn!

Hợp đồng thương mại điện tử có giá trị pháp lý hay không?


Hiện nay, trước sự phát triển của khoa học công nghệ, việc ký kết hợp đồng thương mại điện tử không còn là điều gì đó quá xa lạ trong các giao dịch hằng ngày. Tuy nhiên, giá trị pháp lý của hợp đồng thương mại điện tử có được pháp luật công nhận hay không và trình tự giao kết diễn ra như thế nào? Bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc của các bạn, mời quý bạn đọc cùng tham khảo. 

anh_x_71

(Hợp đồng thương mại)

I. Cơ sở pháp lý:

  • Luật thương mại 2005. 

  • Luật giao dịch điện tử 2005.

  • Nghị định số 52/2013/NĐ-CP

II. Hợp đồng thương mại điện tử là gì?

1. Hợp đồng điện tử (Electronic contract):

Để hiểu được hợp đồng thương mại điện tử, ta phải bắt đầu hiểu tìm hiểu hợp đồng điện tử trước tiên. Theo điều 33 của Luật giao dịch điện tử 2005 thì: “Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này.”

Một cách đơn giản, hợp đồng điện tử được hiểu là một hợp đồng được “ký kết” dưới dạng điện tử mà không qua giấy tờ. Đơn cử, bạn viết hợp đồng trên máy tính của mình, sau đó gửi hợp đồng đó qua email cho khách hàng (hay đối tác). Khách hàng sẽ hồi đáp bằng một chữ ký điện tử hoặc trong vài trường hợp, họ bấm “chấp thuận” để đồng ý giao kết hợp đồng.    

Bằng cách này hay cách khác, khách hàng “ký” chữ ký điện tử vào hợp đồng có thể bằng tay thông qua bút điện tử, đánh máy tên của chính họ, sử dụng hình ảnh quét của chữ ký thật, hoặc sử dụng công nghệ mật mã.  

2. Hợp đồng thương mại điện tử:  

Theo quy định của Luật thương mại 2005 có nói về hợp đồng thương mại như sau: Hợp đồng thương mại là hình thức pháp lý của hành vi thương mại, là sự thỏa thuận giữa các chủ thể kinh doanh với nhau nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hoạt động thương mại.

Như đã nói ở phía trên, kết hợp với điều 33 của Luật giao dịch điện tử, ta có thể hiểu Hợp đồng thương mại điện tử vừa có những đặc điểm của một hợp đồng thương mại cơ bản, vừa có đặc điểm của một hợp đồng điện tử. Cụ thể:

  • Hợp đồng thương mại điện tử là sự thỏa thuận của các bên, trong đó có ít nhất một bên là thương nhân. 

  • Hình thức của hợp đồng được thể hiện bằng thông điệp dữ liệu. Hai bên ký kết hợp đồng thông qua các thiết bị điện tử, ví dụ như email, sử dụng chữ ký điện tử,... để chấp thuận việc giao kết hợp đồng. Đặc biệt trong trường hợp bạn và đối tác xa cách nhau về mặt địa lý, hợp đồng thương mại điện tử mang lại nhiều lợi ích khi vừa tiết kiệm thời gian di chuyển, vừa hoàn tất nhanh chóng. 

III. Hợp đồng thương mại điện tử có giá trị pháp lý hay không?

Theo điều 34 của Luật giao dịch điện tử 2005, thì giá trị của hợp đồng không bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu. Chính vì thế, hợp đồng thương mại điện tử vẫn được pháp luật công nhận là có giá trị pháp lý nếu nó đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật Việt Nam.  

Tuy nhiên, trong một số trường hợp được quy định tại Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, đơn cử như việc mua bán nhà đất, vận đơn, hối phiếu,... thì không được phép sử dụng hợp đồng điện tử. Quý bạn đọc nên lưu ý các trường hợp này để tránh việc ký kết một hợp đồng không có hiệu lực pháp luật.

* Trình tự giao kết hợp đồng thương mại điện tử:

Bước 1: Một bên gửi lời đề nghị giao kết hợp đồng điện tử. 

Ở bước này, người muốn gửi đề nghị giao kết hợp đồng sẽ tạo một hợp đồng thương mại điện tử ở trên một trang web, sau đó gửi đề nghị này đến cho đối phương (ví dụ như đối tác kinh doanh). 

Lưu ý rằng, trên hợp đồng điện tử phải nêu rõ quyền và nghĩa vụ của các bên, số lượng, chất lượng, thời gian thực hiện,... Một ví dụ phổ biến đó chính là người mua hàng đặt hàng trực tuyến trên các sàn giao dịch thương mại điện tử như Tiki, Lazada, Shopee,... 

Bước 2: Trả lời lời mời đề nghị giao kết: Chấp thuận hoặc không chấp thuận. 

Hợp đồng sẽ được gửi đến người nhận một cách tự động thông qua các phương tiện điện tử như email, hoặc thông qua các hình thức khác. 

Lúc này, người nhận có thể chấp thuận hoặc không chấp thuận việc giao kết hợp đồng. Nếu “chấp nhận lời đề nghị”, họ sẽ dùng chữ ký số, hoặc bấm nút chấp nhận,... để xác nhận việc giao kết với đối phương. 

Nếu hợp đồng thương mại điện tử có yếu tố nước ngoài, bạn nên lưu ý rằng theo pháp luật Việt Nam, chữ ký điện tử và chứng thư điện tử nước ngoài có giá trị pháp lý nếu chữ ký điện tử hoặc chứng thư điện tử đó có độ tin cậy tương đương với độ tin cậy của chữ ký điện tử và chứng thư điện tử theo quy định của pháp luật. (Theo khoản 1 Điều 27 Luật giao dịch điện tử 2005). Như vậy, pháp luật Việt Nam đã thừa nhận chữ ký điện tử và chứng thư điện tử của nước ngoài, nhưng hiện tại chưa có một văn bản cụ thể nào quy định về thế nào để xác định độ tin cậy của chúng. 

Bước 3: Thực hiện Hợp đồng. 

Ở bước cuối cùng, sau khi việc ký kết đã hoàn tất, hai bên sẽ thực hiện những công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng. Giả sử nếu một bên là người bán hàng, người bán sẽ chuẩn bị hàng hóa, số lượng, chất lượng theo đúng như người mua đã yêu cầu, và giao hàng tới cho người mua theo đúng thời gian quy định.  

 

Trên đây là bài viết về giá trị pháp lý của Hợp đồng điện tử trong giao dịch thương mại. Mọi vướng mắc xin hãy liên hệ với chúng tôi, gặp trực tiếp các luật sư, chuyên gia pháp lý để được tư vấn 24/7, hỗ trợ giải quyết vấn đề của bạn nhanh chóng qua Hotline: 0968.90.96.95 - 0978.90.96.95, đặt lịch hẹn qua trang web này hoặc gửi thông tin qua mail: cooplaw.co@gmail.com để nhận được sự hỗ, tư vấn một cách nhanh chóng

 

In bài viết

 

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
27-09-2021

Đánh giá

Đang truy cập: 26
Trong ngày: 54
Trong tuần: 414
Lượt truy cập: 158299

CÔNG TY LUẬT TNHH CO-OPERATIVE LAW

Giấy Đăng ký hoạt động số: 41.02.4686/TP/ĐKHĐ 

Nơi cấp: Sở tư pháp Tp.Hồ Chí Minh

Mã số thuế: 0318820491

 

ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ:

- Trụ sở chính: 127 Hoàng Văn Thụ, P.8, Q.Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam

- Chi nhánh tại Tây Nguyên: 91 Lê Thị Hồng Gấm, P.Tân Lợi, TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam

- Vp Hà Nội: Tầng 7, Tòa nhà Zen Tower, 2 khuất Duy Tiến, P.Thanh Xuân Trung, Q. Thanh Xuân, TP.Hà Nội, Việt Nam

Hotline: 0968.90.96.95 - 0345.68.96.95 

Mail: Info@cooplaw.com.vn 

Số zalo: 0978.90.96.95

© BẢN QUYỀN THUỘC VỀ CÔNG TY LUẬT TNHH CO-OPERATIVE LAW