co-op_law_1

🏠 Trụ sở chính: Lầu 14, Tòa nhà HM Town, Số 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Giải quyết ly hôn trong trường hợp một Bên không lên Tòa án giải quyết?

Hôn nhân là một sự hợp nhất được công nhận về mặt văn hóa giữa những người được gọi là vợ chồng trên cơ sở tình yêu nam nữ. Tuy nhiên hôn nhân không phải lúc nào cũng màu hồng, trong cuộc sống cũng có lúc phát sinh những mâu thuẫn không thể hàn gắn được khiến tình cảm rạn nứt và đi đến con đường ly hôn. Một trong những vấn đề thường gặp khi ly hôn là một bên đương sự vắng mặt hoặc không chịu đến Tòa án để giải quyết. Vậy để giải quyết thủ tục ly hôn vắng mặt trong trường hợp đương sự không thể tham gia tố tụng tại Tòa án phải làm như thế nào? Bài viết sau đây sẽ cho bạn đọc hiểu chi tiết hơn.

 


tite

I. Căn cứ pháp lý

Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

Luật Hôn nhân và gia đình 2014

II. Ly hôn là gì?

Theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau: “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án”.

Từ quy định trên có thể hiểu trường hợp ly hôn mà có phát sinh tranh chấp với nhau như tranh chấp về tài sản chung, con chung, … thì sẽ được giải quyết bằng một bản án, còn trong trường hợp việc ly hôn giữa vợ chồng mà không phát sinh vấn đề tranh chấp thì việc ly hôn sẽ được giải quyết bằng một quyết định của Tòa án.

Do đó, khi nhận được bản án hoặc quyết định ly hôn về việc giải quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân kèm theo phân chia tài sản chung vợ chồng, quyền nuôi con, giải quyết nợ chúng, … đã có hiệu lực pháp luật của Tòa thì hai vợ, chồng mới được coi là đã ly hôn.

III. Quy định về ly hôn vắng mặt

Ly hôn vắng mặt là việc một bên đương sự không có mặt tại phiên tòa. Việc giải quyết ly hôn vắng mặt sẽ được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

IV. Quy định về sự vắng mặt của nguyên đơn tại phiên tòa

Tại khoản 1 Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định:

Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa”.

Và nếu như Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau: Cụ thể theo điểm a, khoản 2, Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 cũng đề cập rằng “trường hợp nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật”.

Một điều cần lưu ý rằng ly hôn gắn liền với quyền nhân thân của vợ, chồng nên không thể ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng.

Do vậy để giải quyết ly hôn vắng mặt trong trường hợp đương sự không thể tham gia tố tụng tại Tòa án. Đối với nguyên đơn: trong trường hợp không thể có mặt tại phiên Tòa thì nguyên đơn có quyền làm đơn đề nghị Tòa cho xét xử vắng mặt để đảm bảo quyền và lợi ích của mình tốt nhất.

V. Quy định về sự vắng mặt của bị đơn tại phiên tòa

Đối với bị đơn, trong trường hợp được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất cũng tương tự như nguyên đơn, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt theo quy định tại khoản 1 Điều Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Tòa án triệu tập hợp lệ tham gia phiên tòa lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ. Trừ trường hợp vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa.

Ngoài ra, tại điểm b, c khoản 2 Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định:

“b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;

  1. c) Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;”

Như vậy, trong trường hợp bị đơn vắng mặt lần thứ 2 thì tòa án sẽ xét xử vắng mặt bị đơn, thủ tục ly hôn vẫn sẽ tiến hành theo đúng quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng thông thường khi ly hôn đơn phương, đối phương thường dùng đủ mọi lý do để vắng mặt tại phiên tòa nhằm gây khó khăn cho quá trình ly hôn. Trong trường hợp bị đơn cố tình vắng mặt thì nguyên đơn có quyền đề nghị Tòa án xem xét giải quyết vắng mặt bị đơn sau khi đã niêm yết nơi cư trú theo quy định pháp luật tố tụng dân sự.

 

VI. Quy định về sự vắng mặt của cả nguyên đơn và bị đơn

Căn cứ theo Điều 238 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về thủ tục xét xử vắng mặt tất cả những người tham gia tố tụng

“1. Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ để xét xử vắng mặt đương sự, người tham gia tố tụng khác theo quy định của pháp luật khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Nguyên đơn, người đại diện hợp pháp của nguyên đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt;

b) Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; người đại diện hợp pháp của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt;

c) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt.

2, Chủ tọa phiên tòa công bố lý do đương sự vắng mặt hoặc đơn của đương sự đề nghị Hội đồng xét xử vắng mặt.

3. Chủ tọa phiên tòa công bố tóm tắt nội dung vụ án và tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án. Hội đồng xét xử thảo luận về những vấn đề cần giải quyết trong vụ án.

4. Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát.

5. Hội đồng xét xử tiến hành nghị án và tuyên án theo quy định của Bộ luật này.”

 

 

Trên đây là bài viết tư vấn về giải quyết ly hôn vắng mặt trong trường hợp đương sự không thể có mặt tại phiên Tòa. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào cần được giải đáp, Quý bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp với luật sư, chuyên gia pháp lý của Co-op Law để được tư vấn, hỗ trợ giải quyết miễn phí, nhanh chóng thông qua Hotline: 0978.90.96.95 - 037.979.6827, xin chân thành cảm ơn.

In bài viết

Hôn nhân là một sự hợp nhất được công nhận về mặt văn hóa giữa những người được gọi là vợ chồng trên cơ sở tình yêu nam nữ. Tuy nhiên hôn nhân không phải lúc nào cũng màu hồng, trong cuộc sống cũng có lúc phát sinh những mâu thuẫn không thể hàn gắn được khiến tình cảm rạn nứt và đi đến con đường ly hôn. Một trong những vấn đề thường gặp khi ly hôn là một bên đương sự vắng mặt hoặc không chịu đến Tòa án để giải quyết. Vậy để giải quyết thủ tục ly hôn vắng mặt trong trường hợp đương sự không thể tham gia tố tụng tại Tòa án phải làm như thế nào? Bài viết sau đây sẽ cho bạn đọc hiểu chi tiết hơn.

 

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
28-04-2022

Đánh giá

Chào mừng Quý khách hàng đã ghé thăm  CO-OP LAW. Nếu Quý khách hàng có bất cứ vướng mắc về pháp luật hoặc cần sự hỗ trợ từ các luật sư/chuyên gia pháp lý của CO-OP LAW, vui lòng liên hệ ngay qua số Hotline:  0968.90.96.95 hoặc 0978.90.96.95 để được tư vấn miễn phí.
Đang truy cập: 18
Trong ngày: 79
Trong tuần: 356
Lượt truy cập: 138591

CÔNG TY LUẬT CO-OPERATIVE LAW

Là đơn vị chuyên Tư vấn và Hỗ trợ pháp luật toàn diện và chuyên nghiệp tại Việt Nam.

Với nhiều luật sư và chuyên gia trên nhiều lĩnh vực, chúng tôi tự hào có một đội ngũ có trình độ chuyên môn cao, uy tín khi đã giải quyết thành công các vụ/việc pháp lý trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: Hoạt động doanh nghiệp, M&A, Tài chính - Ngân hàng, Đất đai, Sở hữu trí tuệ, Lao động và Kế toán - thuế,...

 

 

ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ:

 

- Tại Hồ Chí Minh: Lầu 14, Tòa nhà HM Town, Số 412 Đường Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Tại Tây Nguyên: Số 91 Đường Lê Thị Hồng Gấm, phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam

- Tại Hà Nội: Tầng 7, Tòa nhà Zen Tower, Số 12 Đường khuất Duy Tiến, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

 

 

 

Hotline: 0968.90.96.95 - 0978.90.96.95

Mail: Info@cooplaw.com.vn