co-op_law_1

🏠 Trụ sở chính: Lầu 14, Tòa nhà HM Town, Số 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai như thế nào?


 
Căn cứ Khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”.
 
 
tranh_chap
 
THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI:

BƯỚC𝟭: HÒA GIẢI CƠ SỞ (ĐIỀU 202 LUẬT ĐẤT ĐAI NĂM 2013)

- Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
 
- Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
 
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình.
 
- Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
 
- Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

BƯỚC 𝟐: 𝐋Ự𝐀 𝐂𝐇𝐎̣𝐍 CƠ QUAN/HÌNH THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì các bên có quyền lựa chọn cơ quan, hình thức giải quyết tranh chấp đất đai, cụ thể như sau:

𝟭/ LỰA CHỌN TÒA ÁN

- Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết (Khoản 1 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 quy định Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai);
 
- Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này mà được sự không lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp là Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền mà lựa chọn Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự thì Tòa án vẫn thụ lý (Khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013);
 
- Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện (Căn cứ theo khoản 2 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015), người khởi kiện cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ khởi kiện, gồm:
 
+ Đơn khởi kiện theo mẫu (Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP.
 
+ Biên bản hòa giải không thành có xác nhận của UBND xã và có chữ ký của các bên tranh chấp.
 
+ Giấy tờ tùy thân người khởi kiện (Thẻ căn cước công dân) hoặc Hợp đồng ủy quyền nếu ủy quyền cho người khác nộp thay.
 
+ Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
 
* Sau khi chuẩn bị hồ sơ Khởi kiện thì Nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất đang tranh chấp.
 
* Hình thức nộp đơn: Người khởi kiện nộp đơn bằng một trong các hình thức sau: Nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính.

𝟐/ LỰA CHỌN ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP CÓ THẨM QUYỀN:

𝟐.𝟏 𝐕ề thẩm quyền:

- Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai năm 2013 thì đương sự còn có thể yêu cầu giải quyết tranh chấp theo hai trường hợp dưới đây:
 
+ Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
 
+ Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

2.2 Về thủ tục:

- Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai nộp đơn tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.
 
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao trách nhiệm cơ quan tham mưu giải quyết.
 
- Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai (nếu cần thiết) và hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai. Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm:
 
a) Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;
 
b) Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã; biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp hòa giải không thành; biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp;
 
c) Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp;
 
d) Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành;
 
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.

𝟯/ LỰA CHỌN GIẢI QUYẾT TẠI BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

𝟯.𝟭 Về thẩm quyền

- Sau khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định giải quyết tranh chấp mà không đồng ý với quyết định đó thì có thể khiếu nại tới Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường.

𝟯.𝟮 𝗩ề thủ tục

- Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai gửi đơn đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
 
- Sau khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phân công đơn vị có chức năng tham mưu giải quyết. Đơn vị được phân công giải quyết tiến hành thu thập, nghiên cứu hồ sơ; tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp; trường hợp cần thiết trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định thành lập đoàn công tác để tiến hành thẩm tra, xác minh vụ việc tại địa phương; hoàn chỉnh hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.
 
- Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai gồm:
 
a) Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;
 
b) Biên bản làm việc với các bên tranh chấp, với các tổ chức, cá nhân có liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp;
 
c) Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp, hồ sơ, tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai tại địa phương;
 
d) Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.
 
- Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai hoặc quyết định công nhận hòa giải thành được gửi cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.
 

Để hiểu rõ hơn hoặc cần luật sư tư vấn các vấn đề liên quan tới giải quyết các tranh chấp đất đai tại Tòa án hoặc các Cơ quan có thẩm quyền thì vui lòng liên hệ số điện thoại: 0968.90.96.95 - 0978.90.96.95, đặt lịch làm việc trực tiếp tại trang web này hoặc liên hệ qua mail: Info@cooplaw.com.vn.

 

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
16-04-2023

Đánh giá

Chào mừng Quý khách hàng đã ghé thăm  CO-OP LAW. Nếu Quý khách hàng có bất cứ vướng mắc về pháp luật hoặc cần sự hỗ trợ từ các luật sư/chuyên gia pháp lý của CO-OP LAW, vui lòng liên hệ ngay qua số Hotline:  0968.90.96.95 hoặc 0978.90.96.95 để được tư vấn miễn phí.
Đang truy cập: 1
Trong ngày: 17
Trong tuần: 302
Lượt truy cập: 114385

CÔNG TY LUẬT CO-OPERATIVE LAW

Là đơn vị chuyên Tư vấn và Hỗ trợ pháp luật toàn diện và chuyên nghiệp tại Việt Nam.

Với nhiều luật sư và chuyên gia trên nhiều lĩnh vực, chúng tôi tự hào có một đội ngũ có trình độ chuyên môn cao, uy tín khi đã giải quyết thành công các vụ/việc pháp lý trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: Hoạt động doanh nghiệp, M&A, Tài chính - Ngân hàng, đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động và kế toán - thuế,...

 

 

ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ:

 

- Tại Hồ Chí Minh: Lầu 14, Tòa nhà HM Town, Số 412 Đường Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Tại Tây Nguyên: Số 91 Đường Lê Thị Hồng Gấm, phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam

- Tại Hà Nội: Tầng 7, Tòa nhà Zen Tower, Số 12 Đường khuất Duy Tiến, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

 

 

 

Hotline: 0978.90.96.95 - 0963312880 

Mail: Info@cooplaw.com.vn