co-op_law_1

🏠 Trụ sở chính: Lầu 14, Tòa nhà HM Town, Số 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Ngoại tình có được xem là căn cứ để giành quyền nuôi con khi ly hôn hay không?


 

Ngoại tình là hành vi vi phạm pháp luật, trái với đạo đức xã hội. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc ly hôn. Tuy vậy, người bị phản bội luôn có thắc mắc là nếu có chứng cứ chứng minh đối phương có hành vi ngoại tình thì có được xem là căn cứ để giành quyền nuôi con khi ly hôn hay không? Co–op Law sẽ trả lời thắc mắc này như sau:

 

r

I.Các trường hợp cha mẹ giành quyền nuôi con khi ly hôn

Tòa án luôn dựa vào nguyên tắc thỏa thuận của hai vợ chồng để quyết định ai sẽ là người được nuôi con, nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết về quyền nuôi con.

Theo khoản 1, Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

“Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan”

Do đó, theo quy định của Điều này chỉ có 3 trường hợp sau mới phải tiến hành thỏa thuận người trực tiếp nuôi con hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết về quyền nuôi con:

  • Con chưa thành niên.
  • Con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự.
  • Con đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi bản thân.

II. Căn cứ giành quyền nuôi con

Trên nguyên tắc chung của pháp luật Hôn nhân và Gia đình, Tòa án sẽ căn cứ Khoản 2, 3 Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 để quyết định người trực tiếp nuôi con. Các yếu tố để giành quyền trực tiếp nuôi con, bao gồm:

1.    Điều kiện về vật chất

Đây có thể coi là một trong những yếu tố quan trọng khi cha, mẹ muốn giành quyền nuôi con khi ly hôn. Bởi người trực tiếp nuôi dưỡng phải đảm bảo điều kiện vật chất tốt nhất như có thu nhập ổn định thông qua việc công việc ổn định, lương cao, thu nhập ổn định, có sổ tiết kiệm…

Những yếu tố về vật chất này đủ để đáp ứng các nhu cầu tối thiểu của con như ăn ở, học tập, vui chơi…

Điều kiện vật chất là một trong những bằng chứng để giành quyền nuôi con, thông qua việc chứng minh khả năng tài chính và thu nhập hàng tháng. Nếu không đưa ra chứng minh được điều này sẽ gặp nhiều bất lợi trong quá trình giải quyết.

2.    Điều kiện về tinh thần

Ngoài vật chất, yếu tố tinh thần của con cũng là một trong những vấn đề quan trọng. Bố, mẹ phải đảm bảo nuôi dưỡng con trong môi trường tốt nhất để con phát triển toàn diện cả về sức khỏe lẫn tinh thần, khi bản thân có thời gian chăm sóc con, bên cạnh con, yêu thương, tôn trọng ý kiến của con, không phân biệt đối xử với con… thì sẽ được Tòa án xem xét có lợi hơn trong việc giành quyền nuôi con.

3.    Nhân phẩm, đạo đức của người trực tiếp nuôi dưỡng

Để giành quyền nuôi con, bố hoặc mẹ phải đảm bảo nhân phẩm và đạo đức tốt. Nếu một trong hai người có tiền án, tiền sự sẽ gặp nhiều bất lợi khi Tòa án xem xét về điều kiện này. Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có quy định về việc hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên như sau:

  • Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
  • Phá tán tài sản của con;
  • Có lối sống đồi trụy;
  • Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.

4.    Xem xét nguyện vọng của con

Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên, Tòa án sẽ hỏi ý kiến của người con đó trước khi quyết định giao con cho ai trực tiếp nuôi trên cơ sở bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của người con.

5.    Con dưới 36 tháng tuổi

Đối với trường hợp này, mặc nhiên rằng Tòa án sẽ giao con cho người mẹ trực tiếp nuôi khi ly hôn; trừ trường hợp người chồng có thể chứng minh được việc người vợ cũng không đáp ứng được các điều kiện nêu trên để có thể trực tiếp nuôi con (trừ xem xét nguyện vọng của con)  thì Tòa án mới xem xét lại để giao con cho người cha.

III. Ngoại tình có được xem là căn cứ để giành quyền nuôi con hay không?

Hiện tại, quy định pháp luật không có định nghĩa về  “ngoại tình”. Tuy nhiên, theo từ điển tiếng Việt thì có thể hiểu ngoại tình là mối quan hệ yêu đương bất chính khi đã có vợ hoặc chồng.

Căn cứ tại điểm c, Khoản 2, Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì một trong các hành vi bị cấm, bao gồm: Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ".

Do đó, việc ngoại tình dựa trên căn cứ nêu trên là hành vi vi phạm pháp luật và người thực hiện hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 03 - 05 triệu đồng (Theo khoản 1, Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/7/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp; hợp tác xã). Thậm chí, nghiêm trọng hơn, nếu làm cho vợ hoặc chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát; đã có quyết định của Tòa án về việc hủy kết hôn hoặc buộc chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì mối quan hệ đó  thì có thể bị phạt tù đến 03 năm (Điều 182 Bộ luật Hình sự năm 2015).

Với Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về các trường hợp hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên và Khoản 2, Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã nêu rõ ở Mục I và phần 3, Mục II trong bài viết này thì hành vi ngoại tình không được xem là căn cứ để quyết định giao con cho ai trực tiếp nuôi.

Tuy nhiên, Tòa án vẫn có thể xem xét việc không giao con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình cho Bên ngoại tình một khi có cở sở cho thấy trong thời gian phát sinh quan hệ ngoại tình thì người này đã không làm tròn trách nhiệm của người làm cha, làm mẹ với con mình. Do đó, sau ly hôn thì người này rất có thể sẽ không tạo điều kiện tốt nhất bảo đảm quyền lợi về mọi mặt cho con.

                                                                                                                    

                                                                                                            HỒ THỊ PHƯƠNG ANH

 

* Cơ sở pháp lý trong bài viết nêu trên:

- Luật hôn nhân và gia đình năm 2014;

- Nghị định 82/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/7/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp; hợp tác xã;

- Bộ luật Hình sự năm 2015.

 

Trên đây là bài viết Ngoại tình có được xem là căn cứ để giành quyền nuôi con khi ly hôn hay không?”. Mọi vấn đề liên quan đến giành quyền nuôi con khi ly hôn hãy gọi cho chúng tôi qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 0968.90.96.95 – liên hệ qua Số zalo: 0978 90 96 95 - gửi mail qua địa chỉ: Info@cooplaw.com.vn hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp trên trang web: Cooplaw.com.vn để được tư vấn tận tâm, nhanh chóng và kịp thời.

 

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
25-09-2023

Đánh giá

Chào mừng Quý khách hàng đã ghé thăm  CO-OP LAW. Nếu Quý khách hàng có bất cứ vướng mắc về pháp luật hoặc cần sự hỗ trợ từ các luật sư/chuyên gia pháp lý của CO-OP LAW, vui lòng liên hệ ngay qua số Hotline:  0968.90.96.95 hoặc 0978.90.96.95 để được tư vấn miễn phí.
Đang truy cập: 3
Trong ngày: 23
Trong tuần: 364
Lượt truy cập: 129018

CÔNG TY LUẬT CO-OPERATIVE LAW

Là đơn vị chuyên Tư vấn và Hỗ trợ pháp luật toàn diện và chuyên nghiệp tại Việt Nam.

Với nhiều luật sư và chuyên gia trên nhiều lĩnh vực, chúng tôi tự hào có một đội ngũ có trình độ chuyên môn cao, uy tín khi đã giải quyết thành công các vụ/việc pháp lý trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: Hoạt động doanh nghiệp, M&A, Tài chính - Ngân hàng, đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động và kế toán - thuế,...

 

 

ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ:

 

- Tại Hồ Chí Minh: Lầu 14, Tòa nhà HM Town, Số 412 Đường Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Tại Tây Nguyên: Số 91 Đường Lê Thị Hồng Gấm, phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam

- Tại Hà Nội: Tầng 7, Tòa nhà Zen Tower, Số 12 Đường khuất Duy Tiến, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

 

 

 

Hotline: 0978.90.96.95 - 0963312880 

Mail: Info@cooplaw.com.vn