(ảnh minh họa)
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới cho chúng tôi.
Dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp, chúng tôi trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Căn cứ theo Điều 605 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra:
"Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác.
Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường."
Như vậy, nếu bạn có căn cứ thiệt hại thực tế đối với nhà của bạn là do việc xây dựng nhà của hàng xóm gây ra thì bạn có thể yêu cầu nhà hàng xóm hoặc bên thi công liên đới bồi thường thiệt hại.
* Cách xác định thiệt hại:
Căn cứ Điều 599 Bộ luật dân sự năm 2015, thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
- Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng;
- Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút;
- Chi phí để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại;
- Thiệt hại khác do luật quy định.
Để làm rõ hơn cách xác định thiệt hại về tài sản thì mới đây Nghị quyết: 02/2022/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao thông qua ngày 06/9/2022 đã quy định khá chi tiết về các khoản mà người gây ra thiệt hại phải có trách nhiệm, bao gồm:
- Trường hợp tài sản là vật thì xác định thiệt hại đối với tài sản bị mất, bị hủy hoại căn cứ vào giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc tài sản cùng tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật, tác dụng và mức độ hao mòn của tài sản bị mất, bị hủy hoại tại thời điểm giải quyết bồi thường.
- Đối với tài sản là tiền thì thiệt hại được xác định là số tiền bị mất, bị hư hỏng.
- Đối với giấy tờ có giá bị mất, bị hư hỏng mà không thể khôi phục được thì thiệt hại được xác định là giá trị của các giấy tờ bị mất, bị hư hỏng tại thời điểm giải quyết bồi thường. Trường hợp giấy tờ có giá bị mất, bị hư hỏng mà có thể khôi phục được thì thiệt hại được xác định là các chi phí cần thiết để khôi phục các giấy tờ đó.
- Đối với tài sản bị hư hỏng, thiệt hại là chi phí để sửa chữa, khôi phục lại tình trạng tài sản trước khi bị hư hỏng theo giá thị trường tại thời điểm giải quyết bồi thường để xác định thiệt hại; nếu tài sản bị hư hỏng không thể sửa chữa, khôi phục thì thiệt hại được xác định như đối với trường hợp tài sản bị mất, hư hỏng.
- Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút quy định tại khoản 2 Điều 589 của Bộ luật Dân sự năm 2015 là hoa lợi, lợi tức mà người bị thiệt hại đang hoặc sẽ thu được nếu tài sản không bị mất, bị hư hỏng.
- Hoa lợi, lợi tức được tính theo giá thực tế đang thu, nếu chưa thu thì theo giá thị trường cùng loại hoặc mức giá thuê trung bình 01 tháng của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, tính năng, tác dụng và chất lượng tại thời điểm Tòa án cấp sơ thẩm xác định thiệt hại; đối với những tài sản trên thị trường không có cho thuê, hoa lợi, lợi tức được xác định trên cơ sở thu nhập trung bình của 03 tháng liền kề do tài sản bị thiệt hại mang lại trong điều kiện bình thường trước thời điểm thiệt hại xảy ra.
- Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại quy định tại khoản 3 Điều 589 của Bộ luật Dân sự năm 2015 là những chi phí thực tế, cần thiết tại thời điểm chi trong điều kiện bình thường cho việc áp dụng các biện pháp cần thiết làm cho thiệt hại không phát sinh thêm; sửa chữa, khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản bị xâm phạm.
Căn cứ vào việc xác định thiệt hại nêu trên và trường hợp thực tế của nhà bạn khi nhà bạn bị nứt, bị nghiêng qua một bên thì bạn có thể yêu cầu nhà hàng xóm đó phải có trách nhiệm như sau:
Về việc nhà bị nứt và ghiêng qua một bên thì trước mắt bạn cần yêu cầu nhà hàng xóm phải thuê thợ tới khắc phục và sửa lại những phần nhà bị nứt, bị nghiêng. Nếu không thể khắc phục được mà buộc lòng phải phá dỡ căn nhà thì phải yêu cầu nhà hàng xóm đó xây lại một căn nhà khác cùng loại, cùng đặc tính với căn nhà buộc phải phá dỡ. Mọi chi phí liên quan tới việc sửa nhà hoặc chi phí phá dỡ; chi phí di dời tài sản trong nhà, chi phí mà bạn tạm thời thuê nhà khác trong quá trình nhà hàng xóm sửa nhà; nếu phải xây lại nhà thì sẽ là chi phí phá dỡ và chi phí xây dựng lại căn nhà nếu việc sửa nhà có thể gây nguy hiểm cho các bất động sản xung quanh hoặc cho chính người đang sửa nhà.
Trong trường hợp, nhà hàng xóm không có điều kiện để sửa nhà, khôi phục lại tình trạng ban đầu của nhà bạn thì bạn vẫn có thể yêu cầu nhà hàng xóm quy đổi ra tiền tương đương với các khoản mà chúng tôi đề cập ở trên, để bạn có thể tự mình thuê thợ tới sửa nhà hoặc phá dỡ, xây lại căn nhà khác theo quy định tại Khoản 1, Điều 585 Bộ luật dân sự năm 2015:
"Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác"
Người gửi / điện thoại
Đánh giá
CÔNG TY LUẬT CO-OPERATIVE LAW
Là đơn vị chuyên Tư vấn và Hỗ trợ pháp luật toàn diện và chuyên nghiệp tại Việt Nam.
Với nhiều luật sư và chuyên gia trên nhiều lĩnh vực, chúng tôi tự hào có một đội ngũ có trình độ chuyên môn cao, uy tín khi đã giải quyết thành công các vụ/việc pháp lý trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: Hoạt động doanh nghiệp, M&A, Tài chính - Ngân hàng, Đất đai, Sở hữu trí tuệ, Lao động và Kế toán - thuế,...
ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ:
- Tại Hồ Chí Minh: Lầu 14, Tòa nhà HM Town, Số 412 Đường Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Tại Tây Nguyên: Số 91 Đường Lê Thị Hồng Gấm, phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam
- Tại Hà Nội: Tầng 7, Tòa nhà Zen Tower, Số 12 Đường khuất Duy Tiến, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline: 0968.90.96.95 - 0978.90.96.95
Mail: Info@cooplaw.com.vn