co-op_law_1

🏠 Trụ sở chính: Lầu 14, Tòa nhà HM Town, Số 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Tổn thất về tinh thần và mức bồi thường theo quy định pháp luật hiện hành


Bồi thường thiệt hại là hành vi khắc phục hậu quả khi đã gây ra các tổn thất về vật chất, sức khỏe, nhân phẩm... của người khác. Thiệt hại về tinh thần được hiểu là việc xâm phạm đến sức khoẻ, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm làm cho người bị thiệt hại hay thân nhân của người bị thiệt hại chịu ảnh hưởng về mặt tinh thần. Tuy nhiên không phải cứ có thiệt hại là phải bồi thường tổn thất về tinh thần mà tùy trường hợp cụ thể sẽ có cách xử lý cũng như cách xác định mức bồi thường, loại bồi thường khác nhau.

tn_tht_tinh_thn

  1. Căn cứ xác định thiệt hại

- Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm (Điều 590 Bộ luật dân sự năm 2015)

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

- Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm (Điều 591 Bộ luật dân sự năm 2015)

1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm: 

a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này; 

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng; 

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng; 

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

- Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm (Điều 592 Bộ luật dân sự năm 2015)

1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm: a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; 

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; 

c) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Mục đích của bồi thường tổn thất về tinh thần là nhằm khắc phục tổn thất cho những hành vi trái pháp luật gây ra. Bù đắp một khoản tiền cho người bị gây thiệt hại.

  1. Mức bồi thường thiệt hại

- Đối với khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trong trường hợp tính mạng bị xâm phạm thì người được nhận là những người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, người trực tiếp nuôi dưỡng nạn nhân. Mức bồi thường chung khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 100 tháng lương, tính theo mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.

- Đối với khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trong trường hợp sức khỏe bị xâm phạm thì người bị thiệt hại đương nhiên được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần cần căn cứ vào sự ảnh hưởng đến nghề nghiệp, thẩm mỹ, giao tiếp xã hội, sinh hoạt gia đình và cá nhân,... Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 50 tháng lương, tính theo mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.

- Đối với khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm được bồi thường cho chính người bị xâm phạm. Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị xâm phạm phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 10 tháng lương, tính theo mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường. 

 

Mọi vướng mắc xin hãy liên hệ với chúng tôi, gặp trực tiếp các luật sư, chuyên gia pháp lý để được tư vấn 24/7, hỗ trợ giải quyết vấn đề của bạn nhanh chóng qua số: 1900.6332.79 hoặc số điện thoại: 0978.90.96.95xin chân thành cảm ơn.


In bài viết

 

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
12-06-2021

Đánh giá

Chào mừng Quý khách hàng đã ghé thăm  CO-OP LAW. Nếu Quý khách hàng có bất cứ vướng mắc về pháp luật hoặc cần sự hỗ trợ từ các luật sư/chuyên gia pháp lý của CO-OP LAW, vui lòng liên hệ ngay qua số Hotline:  0968.90.96.95 hoặc 0978.90.96.95 để được tư vấn miễn phí.
Đang truy cập: 7
Trong ngày: 47
Trong tuần: 465
Lượt truy cập: 135210

CÔNG TY LUẬT CO-OPERATIVE LAW

Là đơn vị chuyên Tư vấn và Hỗ trợ pháp luật toàn diện và chuyên nghiệp tại Việt Nam.

Với nhiều luật sư và chuyên gia trên nhiều lĩnh vực, chúng tôi tự hào có một đội ngũ có trình độ chuyên môn cao, uy tín khi đã giải quyết thành công các vụ/việc pháp lý trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: Hoạt động doanh nghiệp, M&A, Tài chính - Ngân hàng, đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động và kế toán - thuế,...

 

 

ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ:

 

- Tại Hồ Chí Minh: Lầu 14, Tòa nhà HM Town, Số 412 Đường Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Tại Tây Nguyên: Số 91 Đường Lê Thị Hồng Gấm, phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam

- Tại Hà Nội: Tầng 7, Tòa nhà Zen Tower, Số 12 Đường khuất Duy Tiến, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

 

 

 

Hotline: 0978.90.96.95 - 032.801.2695

Mail: Info@cooplaw.com.vn