call_to-removebg-preview.300

 

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CÔNG TY LUẬT TNHH CO-OPERATIVE LAW

 

Sự khác nhau giữa tạm ngừng doanh nghiệp và phá sản?


 

Tạm ngừng kinh doanh và giải thể công ty là hai hình thức chủ doanh nghiệp thường hướng đến khi doanh nghiệp hoạt động khó khăn, chủ doanh nghiệp không muốn tiếp tục kinh doanh nữa. Tuy nhiên thủ tục tạm ngừng kinh doanh và giải thể doanh nghiệp có nhiều điểm khác nhau. Bài viết sau đây xin được đề cập đến thủ tục tạm ngừng kinh doanh và giải thể doanh nghiệp.

I) Thủ tục tạm ngừng kinh doanh

2. Trường hợp tạm ngừng kinh doanh 

Tại Khoản 1, 2 Điều 206 Luật Doanh Nghiệp năm 2020 có quy định các trường hợp tạm ngừng kinh doanh như sau:

  • Doanh nghiệp thông báo tạm ngừng kinh doanh.
  • Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh.
  • Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.

tm_ngng

2. Hồ sơ cần có để doanh nghiệp thông báo tạm ngừng kinh doanh.

Đối với việc doanh nghiệp có nhu cầu cần tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp đó phải chuẩn bị các hồ sơ sau:

  1. Thông báo tạm ngừng kinh doanh (mẫu tại Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT)
  2. Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản cuộc họp của hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên.

3 Trình tự để doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh.

Doanh nghiệp phải gửi thông báo đến Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày trước ngày tạm ngừng kinh doanh.

Sau khi nhận được hồ sơ của doanh nghiệp và thấy hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy xác nhận về việc doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

II) Thủ tục giải thể doanh nghiệp.

1. Trường hợp giải thể doanh nghiệp

Tại Khoản 1 Điều 207 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định các trường hợp cần làm thủ tục giải thể như sau:

  • Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn.
  • Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của hội đồng thành viên nếu đối với công ty hợp danh, của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.
  • Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật doanh nghiệp trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
  • Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

2. Điều kiện giải thể doanh nghiệp

Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc trọng tài.

3. Hồ sơ giải thể doanh nghiệp

Thông qua nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp. Nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp giải thể;

b) Lý do giải thể;

c) Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp;

d) Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;

đ) Họ, tên, chữ ký của  chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu công ty, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị.

4. Trình tự giải thể doanh nghiệp

Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể và biên bản họp phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp, đăng nghị quyết, quyết định giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.

Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ngay sau khi nhận được quyết định giải thể của doanh nghiệp. Kèm theo thông báo phải đăng tải quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ (nếu có).

Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau đây:

a) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

b) Nợ thuế;

c) Các khoản nợ khác.

=> Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần.

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi đề nghị giải thể cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp.

Sau thời hạn 180 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải thể theo khoản 3 Điều 208 Luật daonh nghiệp năm 2020 mà không nhận được ý kiến về việc giải thể từ doanh nghiệp hoặc phản đối của bên có liên quan bằng văn bản hoặc trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

 

Nếu Bạn cần Co-op Law tư vấn rõ hơn về thủ tục tạm ngừng kinh doanh, giải thể cho doanh nghiệp hãy liên hệ Hotline:    0968.90.96.95 -  0978.90.96.95 hoặc gửi mail cho chúng tôi theo địa chỉ: Cooplaw.co@gmail.com để được hỗ trợ.

 

In bài viết

 

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
29-06-2021

Đánh giá

Bản đồ
Chào mừng Quý khách hàng đã ghé thăm  CO-OP LAW. Nếu Quý khách hàng có bất cứ vướng mắc về pháp luật hoặc cần sự hỗ trợ từ các luật sư/chuyên gia pháp lý của CO-OP LAW, vui lòng liên hệ ngay qua số Hotline:  0968.90.96.95 hoặc 0978.90.96.95 để được tư vấn miễn phí.
Đang truy cập: 5
Trong ngày: 22
Trong tuần: 282
Lượt truy cập: 146641

CÔNG TY LUẬT TNHH CO-OPERATIVE LAW

Giấy Đăng ký hoạt động số: 41.02.4686/TP/ĐKHĐ 

Nơi cấp: Sở tư pháp Tp.Hồ Chí Minh

Mã số thuế: 0318820491

 

 

 

 

ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ:

- Trụ sở chính: 127 Hoàng Văn Thụ, P.8, Q.Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam

- Chi nhánh tại Tây Nguyên: 91 Lê Thị Hồng Gấm, P.Tân Lợi, TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam

- Vp Hà Nội: Tầng 7, Tòa nhà Zen Tower, 2 khuất Duy Tiến, P.Thanh Xuân Trung, Q. Thanh Xuân, TP.Hà Nội, Việt Nam

Hotline: 0968.90.96.95 - 0345.68.96.95 

Mail: Info@cooplaw.com.vn 

Số zalo: 0978.90.96.95