call_to-removebg-preview.200

 

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CÔNG TY LUẬT TNHH CO-OPERATIVE LAW

Sức mạnh của pháp luật - Nếu tin tôi, có thể bảo vệ quyền lợi cho bạn!

Trình tự thực hiện thủ tục phá sản theo pháp luật hiện hành


Phá sản là một hiện tượng tất yếu trong nền kinh tế thị trường, nó được xem như là kết quả của quá trình cạnh tranh trong kinh doanh, hệ quả của việc đào thải và chọn lọc trong quá trình hoạt động kinh doanh. Vậy pháp luật quy định như thế nào về trình tự cũng như thủ tục phá sản doanh nghiệp? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. 

 

chi_mucI. Căn cứ pháp lý:

  • Luật phá sản năm 2014

II. Phá sản và điều kiện để tuyên bố phá sản là gì?

Theo quy định tại khoản 2, Điều 4 Luật phá sản năm 2014 thì phá sản được xem là một trạng thái của doanh nghiệp hay hợp tác xã mà lúc này đã lâm vào tình trạng bị mất khả năng thanh toán (có nghĩa là doanh nghiệp, hợp tác xã này đã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ của mình trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn thanh toán) và đồng thời đã bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản. 

Hay còn có thể hiểu rằng tình trạng phá sản xảy ra khi một doanh nghiệp, hợp tác xã gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong quá trình hoạt động kinh doanh sau khi đã áp dụng tất cả các biện pháp tài chính cần thiết để nhưng vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. 

Vậy có thể thấy rằng cần có hai điều kiện để có thể tuyên bố doanh nghiệp phá sản đó là:

  • Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán;
  • Bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

III. Trình tự thủ tục tuyên bố phá sản:

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì trình tự thủ tục tuyên bố phá sản gồm có 6 bước cơ bản như sau:

Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Để bắt đầu thủ tục phá sản thì các chủ thể có quyền, nghĩa vụ (được quy định cụ thể tại Điều 5 Luật phá sản năm 2014) phải nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, kèm theo đó là các giấy tờ, tài liệu để gửi đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. 

Có thể nộp đơn bằng hai cách trực tiếp tại Tòa án nhân dân hoặc gửi đến Tòa án nhân dân qua đường bưu điện (theo khoản 1  Điều 30 Luật phá sản năm 2014).

Bước 2: Tòa án thụ lý và xem xét đơn yêu cầu phá sản

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được phân công thì Thẩm phán có nghĩa vụ phải xem xét và xử lý đơn như sau:

  • Nếu đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đầy đủ giấy tờ hợp lệ theo quy định của luật thì phải thông báo cho người nộp đơn yêu cầu nộp về việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, trừ các trường hợp không buộc phải nộp theo quy định. 
  • Nếu đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không được thực hiện theo đầy đủ các loại giấy tờ hay trình tự của luật này thì thông báo cho họ để sửa đổi, bổ sung đơn. 
  • Phải chuyển đơn cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền khác nếu nó không thuộc thẩm quyền của mình.
  • Trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Bước 3: Mở thủ tục phá sản

Trong thời hạn 30 ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì Thẩm phán phải ra quyết định mở hay không mở thủ tục phá sản. 

Bước 4: Triệu tập hội nghị chủ nợ

Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất (hoãn Hội nghị chủ nợ);

Hội nghị chủ nợ lần thứ hai:

  • Đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản khi có người tham gia hội nghị chủ nợ vắng mặt;
  • Thông qua nghị quyết của hội nghị chủ nợ về các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh; về Kế hoạch thanh toán cho các chủ nợ… Tiếp đó, tiến hành Phục hồi hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp hoặc tiến hành Thủ tục thanh lý tài sản phá sản.

Bước 5: Phục hồi doanh nghiệp

Trường hợp Hội nghị chủ nợ thông qua nghị quyết có nội dung áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông qua nghị quyết, doanh nghiệp, hợp tác xã phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh và gửi cho Thẩm phán, chủ nợ, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cho ý kiến.

Bước 6: Tòa án ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản và tiến hành thực hiện quyết định đó

Nhưng sau khi, doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện xong phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện được phương án phục hồi kinh doanh và hết thời hạn phục hồi hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn mất khả năng thanh toán thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh và tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản. 

Tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ bị thanh lý và phân chia theo quy định pháp luật.


Bạn cần Co-op Law tư vấn, hỗ trợ thực hiện thủ tục phá sản, mau chóng thu hồi các khoản nợ của doanh nghiệp khi lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, hãy liên hệ Hotline: 0968.90.96.95 - 0978.90.96.95 hoặc gửi mail cho chúng tôi qua địa chỉ: Cooplaw.co@gmail.com để được tư vấn, hỗ trợ miễn phí.

 

In bài viết

 Doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản; trình tự thủ tục tuyên bố phá sản.

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
17-04-2022

Đánh giá

Đang truy cập: 36
Trong ngày: 65
Trong tuần: 421
Lượt truy cập: 158316

CÔNG TY LUẬT TNHH CO-OPERATIVE LAW

Giấy Đăng ký hoạt động số: 41.02.4686/TP/ĐKHĐ 

Nơi cấp: Sở tư pháp Tp.Hồ Chí Minh

Mã số thuế: 0318820491

 

ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ:

- Trụ sở chính: 127 Hoàng Văn Thụ, P.8, Q.Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam

- Chi nhánh tại Tây Nguyên: 91 Lê Thị Hồng Gấm, P.Tân Lợi, TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam

- Vp Hà Nội: Tầng 7, Tòa nhà Zen Tower, 2 khuất Duy Tiến, P.Thanh Xuân Trung, Q. Thanh Xuân, TP.Hà Nội, Việt Nam

Hotline: 0968.90.96.95 - 0345.68.96.95 

Mail: Info@cooplaw.com.vn 

Số zalo: 0978.90.96.95

© BẢN QUYỀN THUỘC VỀ CÔNG TY LUẬT TNHH CO-OPERATIVE LAW