co-op_law_1

🏠 Trụ sở chính: Lầu 14, Tòa nhà HM Town, Số 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành


 

Tổ chức lại doanh nghiệp là hình thức thay đổi quy mô, cơ cấu doanh để phù hợp với từng thời kỳ kinh doanh. Hiện nay vấn đề tổ chức lại doanh nghiệp diễn ra khá phổ biến , tùy vào từng nhu cầu và điều kiện cụ thể mà công ty sẽ lựa chọn các hình thức CHIA, TÁCH, HỢP NHẤT, SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP cho phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về các hình thức này.

 

hehe

 

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ:

  • Luật Doanh nghiệp 2020 

II. TỔ CHỨC LẠI DOANH NGHIỆP: 

Hiện nay khi công ty có sự thay đổi về chiến lực, quản trị doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh hay các chủ doanh nghiệp phát sinh mẫu thẫn , công ty thiếu thành viên dẫn đến số lượng thành viên công ty không còn đủ giới hạn tối thiểu,… thì sẽ tiến hành hoạt động tổ chức lại công ty.

Căn cứ theo khoản 31 , điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 có các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp là chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

III. CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC LẠI DOANH NGHIỆP: 

3.1 Chia doanh nghiệp: 

Chia doanh nghiệp là hình thức doanh nghiệp có thể chia các tài sản, quyền và nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có  để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới (căn cứ theo điều 198 Luật Doanh nghiệp 2020)

Việc chia doanh nghiệp chỉ được áp dụng đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần dưới các phương thức sau : 

Thứ nhất , một phần phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông trong công ty bị chia cùng với tài sản tương ứng với giá trị phần vốn góp, cổ phần được chia sang cho các công ty mới theo tỷ lệ sở hữu trong công ty bị chia và tương ứng giá trị tài sản được chuyển cho công ty mới. 

Thứ hai, toàn bộ phần vốn góp, cổ phần của các thành viên , cổ đông trong công ty cùng với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần, phần vốn góp họ được chuyển sang cho các công ty mới.

Thứ ba, kết hợp cả 2 phương thức trên.

Hệ quả : 

  • Công ty bị chia chấm dứt tồn tại sau khi các công ty mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia hoặc thỏa thuận với chủ nợ, khách hàng và người lao động để một trong số các công ty đó thực hiện nghĩa vụ này.

3.2 Tách doanh nghiệp:

Tách doanh nghiệp là việc doanh nghiệp  có thể chia các tài sản, quyền và nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có  để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới.(căn cứ theo điều 199 Luật Doanh nghiệp 2020) 

Tương tự chia doanh nghiệp , việc tách doanh nghiệp chỉ áp dụng đối với công ty trách nhiệm hữu hạn , công ty cổ phần với các phương thức: 

  • Tách một phần phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị phần vốn góp, cổ phần được chuyển sang cho các công ty mới theo tỷ lệ sở hữu trong công ty bị tách và tương ứng giá trị tài sản được chuyển cho công ty mới.
  • Toàn bộ phần vốn góp, cổ phần của một hoặc một số thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần, phần vốn góp họ được chuyển sang cho các công ty mới.

Thứ ba, kết hợp cả hai phương thức trên .

Hệ quả: 

  • Không chấm dứt sự tồn tại của công ty bị tách.
  • Công ty bị tách phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, số lượng thành viên, cổ đông tương ứng với phần vốn góp, cổ phần và số lượng thành viên, cổ đông giảm xuống, đồng thời đăng ký doanh nghiệp đối với các công ty được tách.
  • Công ty bị tách và công ty được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách, công ty được tách, chủ nợ, khách hàng và người lao động của công ty bị tách có thỏa thuận khác.

3.3 Hợp nhất doanh nghiệp:

Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc một số công ty có thể hợp nhất thành một công ty mới, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất (căn cứ theo điều 200 Luật Doanh nghiệp 2020).

Sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký doanh nghiệp :

  • Công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại 
  • Công ty hợp nhất sẽ được hưởng quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty .
  • Công ty hợp nhất kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các công ty bị hợp nhất theo hợp đồng hợp nhất công ty.

3.4 Sáp nhập doanh nghiệp:

Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số công ty có thể sáp nhập vào một công ty khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập (theo điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020) .

Sau khi tiến hành thủ tục đăng ký doanh nghiệp: 

  • Chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
  • Công ty sáp nhập nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.
  • Các công ty nhận sáp nhập đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ, và lợi ích hợp pháp của các công ty bị sáp nhập theo hợp đồng sáp nhập.

Tùy vào mỗi hình thức tổ chức lại doanh nghiệp mà hệ quả pháp lý cũng khác nhau, nên các doanh nghiệp cần cân nhắc các hệ quả pháp lý xảy ra trước và lựa chọn hình thức tổ chức lại phù hợp với mục đích , chiến lược của mình.

 

Trên đây là bài viết về Các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành. Mọi vướng mắc hãy liên hệ với chúng tôi, để gặp trực tiếp các luật sư, chuyên gia pháp lý nhằm được tư vấn 24/7, hỗ trợ giải quyết các vấn đề của bạn nhanh chóng quaHotline: 0968.90.96.95 - 0978.90.96.95, đặt lịch hẹn qua trang web này hoặc gửi thông tin qua mail: cooplaw.co@gmail.com để nhận được sự hỗ, tư vấn một cách nhanh chóng



 

 

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
27-08-2021

Đánh giá

Chào mừng Quý khách hàng đã ghé thăm  CO-OP LAW. Nếu Quý khách hàng có bất cứ vướng mắc về pháp luật hoặc cần sự hỗ trợ từ các luật sư/chuyên gia pháp lý của CO-OP LAW, vui lòng liên hệ ngay qua số Hotline:  0968.90.96.95 hoặc 0978.90.96.95 để được tư vấn miễn phí.
Đang truy cập: 7
Trong ngày: 59
Trong tuần: 439
Lượt truy cập: 123138

CÔNG TY LUẬT CO-OPERATIVE LAW

Là đơn vị chuyên Tư vấn và Hỗ trợ pháp luật toàn diện và chuyên nghiệp tại Việt Nam.

Với nhiều luật sư và chuyên gia trên nhiều lĩnh vực, chúng tôi tự hào có một đội ngũ có trình độ chuyên môn cao, uy tín khi đã giải quyết thành công các vụ/việc pháp lý trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: Hoạt động doanh nghiệp, M&A, Tài chính - Ngân hàng, đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động và kế toán - thuế,...

 

 

ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ:

 

- Tại Hồ Chí Minh: Lầu 14, Tòa nhà HM Town, Số 412 Đường Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Tại Tây Nguyên: Số 91 Đường Lê Thị Hồng Gấm, phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam

- Tại Hà Nội: Tầng 7, Tòa nhà Zen Tower, Số 12 Đường khuất Duy Tiến, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

 

 

 

Hotline: 0978.90.96.95 - 0963312880 

Mail: Info@cooplaw.com.vn