call_to-removebg-preview.200

 

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CÔNG TY LUẬT TNHH CO-OPERATIVE LAW

Sức mạnh của pháp luật - Nếu tin tôi, có thể bảo vệ quyền lợi cho bạn!

Pháp luật về Doanh nghiệp xã hội - khó khăn từ khung khổ pháp lý

 

Trong bối cảnh khó khăn kinh tế của nước ta hiện nay, xu hướng tái cơ cấu, thắt chặt tài khóa, cắt giảm nợ công của Chính phủ, và trước các vấ n đề xã hội, môi trường ngày càng tăng và trở nên phức tạp, việc phát triển các doanh nghiệp xã hội là rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện và bền vững của đất nước. Các doanh nghiệp xã hội hoàn toàn có thể trở thành đối tác hiệu quả của Nhà nước, giúp Nhà nước thực hiện được các mục tiêu xã hội của mình. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, mô hình doanh nghiệp xã hội tại nước ta vẫn còn không ít hạn chế, chưa được nhân rộng, chưa thu được hiệu quả như mong đợi. Trong đó phải nói đến khung pháp luật hiện hành dành cho doanh nghiệp xã hội , từ đó khiến việc thực hiện trên thực tế doanh nghiệp xã hội còn gặp không ít khó khăn.

dnxh1

I) Pháp luật về doanh nghiệp xã hội.

  • Thành lập DNXH: Theo điểm a Khoản 1 Điều 10 Luật doanh nghiệp 2014. Để thành lập DNXH phải thực hiện thủ tục đăng kí kinh doanh như các mô hình doanh nghiệp thông thường. Khác với mô hình thông thường, DNXH khi thành lập phải có bản cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường
  • Hình thức tổ chức và hoạt động DNXH: Thực hiện đăng kí theo trình tự, thủ tục và hồ sơ tương ứng đối với loại hình doanh nghiệp quy định tại Luật doanh nghiệp 2014 gồm: Công ty cổ phần, Công ty TNHH, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân.
  • Quyền và nghĩa vụ DNXH : Quy địnhh tại điều 7 và điều Khoản 2 Điều 10 Luật doanh nghiệp 2014. Như vậy, ngoài các quyền và nghĩa vụ cơ bản của một doanh nghiệp thì DNXH có những chính sách về quyền đồng thời có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ báo cáo cụ thể hơn và mang tính chất công khai với các cơ quan có thẩm quyền về việc quản lí các khoản viện trợ.
  • Tổ chức lại và giải thể, phá sản DNXH: Các trường hợp chia , tách, hợp nhất, sáp nhập có trường hợp cụ thể gồm:
    • DNXH được chia hoặc tách thành các DNXH
    • Các doanh nghiệp, DNXH hợp nhất thành DNXH
    • Sáp nhập doanh nghiệp, DNXH vào DNXH.

Như vậy nhà nước tạo điều kiện cho DNXH có thể thay đổi hình thức hoạt động, đồng thời quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ các thành viên, cổ đông trong quá trình giải thể và chuyển đổi phần vốn cổ phần.

II) Một số vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp xã hội

  • Sự mâu thuẫn trong nội hàm khái niệm DNXH, tính chất quan trọng nhất của DNXH không được làm nổi bật bởi bản thân khái niệm doanh nghiệp đã có tính chất lợi nhuận. Trong khi mấu chốt để phân biệt DNXH với các doanh nghiệp truyền thống là tính chất phi lợi nhuận, thành lập vì mục đích lợi ích cộng đồng và là phương châm trong suốt quá trình hoạt động.
  • Không có một hình thức pháp lý riêng được thiết kế cho DNXH với những quy định rõ ràng, linh hoạt về quyền lợi và trách nhiệm để các doanh nhân dễ dàng lựa chọn và áp dụng. Bởi lẽ tính đặc thù của DNXH là không vì mục tiêu lợi nhuận trong khi các mô hình doanh nghiệp truyền thống được thiết kế riêng nhằm mục đích sinh lời. Điều này gây khó khăn trong việc đảm bảo tính chất căn bản của DNXH. Việc gò bò các DNXH dưới hình thức công ty sẽ giảm tính linh hoạt, khả năng sáng tạo, nắm bắt nhu cầu với việc thực hiện các mục tiêu xã hội.
  • Chưa có một khung khổ pháp lý rõ ràng để điều tiết các hoạt động tổ chức phi chính phủ/xã hội dân sự ở Việt Nam. Luật về Hiệp hội đã thảo luận hơn 10 năm nhưng chưa hoàn thiện. Hiện nay các HTX, tổ chức từ thiện, trung tâm có hoạt động rất có tiềm năng, linh hoạt phù hợp với mô hình DNXH tại Việt Nam tuy nhiên vẫn thiếu sự hướng dẫn, khung pháp lý rõ ràng để các chủ thể chuyển đổi và hoạt động theo hình thức DNXH.
  • Sự nhận thức cũng như quan tâm của cộng đồng đến DNXH còn rất hạn chế. Việc suy giảm niềm tin trong dân chúng với loại hình DNXH khi có nhiều trường hợp lợi dụng người yếu thế, khuyết tật để kêu gọi tài trợ… Cách nhìn nhận mang tính định kiến từ phía cộng đồng có thể là nguyên nhân cơ bản thai nghén cho thực trạng đáng lo ngại này.Hơn thế, doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam còn rất “trẻ”, tài liệu liên quan đến loại hình doanh nghiệp này còn rất hạn chế, và hầu như có rất ít tài liệu được dịch ra tiếng việt. Ngoài ra, những phương tiện thông tin đại chúng cũng rất ít khi đưa tin hay quảng bá về doanh nghiệp xã hội cũng như những doanh nghiệp xã hội khá thành công tại Việt Nam.dnxh2
  • Năng lực của của các doanh nhân DNXH còn hạn chế, chủ yếu là cá nhân trẻ hoạt động vì mục tiêu xã hội nên còn ít kinh nghiệm, chưa được đào tạo bài bản, thiếu kỹ năng quản trị, thiếu khả năng tiếp cận công nghệ, số hoá các dịch vụ và cách thức phục vụ khách hàng. Theo báo cáo nghiên cứu Hiện trạng DNXH tại Việt Nam cho biết khu vực DNXH ở Việt Nam rất đa dạng, sôi động và phát triển. Có một làn sóng khởi nghiệp mới đối với DNXH tại Việt Nam 35% số doanh nghiệp tham gia khảo sát chủ yếu do giới trẻ lãnh đạo. Cũng theo báo cáo này cho biết ngành nghề mà DNXH hoạt động chủ yếu là nông nghiệp 35%. Các sản phẩm của DNXH còn đơn giản, giá thành cao, không sử dụng nhiều công nghệ, khó để cạnh tranh trên thị trường. 
  • Khó khăn trong việc huy động và tiếp cận nguồn tài chính. Thủ tục xin vốn còn khó khăn, cồng kềnh, kém tính năng động tự chủ. Vẫn tồn tại những nghịch lý như tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng với tư cách pháp nhân DNXH còn khó khăn hơn là vay vốn dưới tư cách hộ gia đình.
  • Khó khăn nhất hiện giờ chính là các DNXH phải đối mặt với áp lực do phải chịu ảnh hưởng xấu từ đại dịch COVID-19. Những người lao động trong các DNXH, nhóm người hưởng lợi từ DNXH bị ảnh hưởng nặng nề họ nhạy cảm hơn, vì bản thân họ đã là nhóm yếu thế. Dừng làm việc, có nghĩa là dừng thu nhập và dừng khả năng có thể tự nuôi sống bản thân và gia đình, trở thành người có khả năng đối mặt với tình trạng thiếu đói.

Đã đến lúc Nhà nước cần nhìn nhận và ban hành khung khổ pháp lý cho DNXH. Cộng đồng cần quan tâm và có trách nhiệm hơn cùng chia sẻ khó khăn với DNXH. Đây là một định chế phù hợp với quy luật thị trường chứa đựng trong đó sự nhân văn.

 

Bài viết trên đây, đã khái quát khung pháp lý hiện hành được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2014 về doanh nghiệp xã hội. Cũng như đưa ra những khó khăn, vướng mắc mà các doanh nghiệp xã hội đang phải đối diện. Bạn cần Co-op Law tư vấn, rà soạt hợp đồng cho doanh nghiệp của bạn trong hoạt động thương mại, nhằm ngăn ngừa các rủi ro pháp lý tiềm ẩn có thể xảy ra, hãy liên hệ Hotline: 0968.90.96.95 0978.90.96.95 để được hỗ trợ.

In bài viết

 

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
25-06-2021

Đánh giá

Đang truy cập: 16
Trong ngày: 43
Trong tuần: 404
Lượt truy cập: 158288

CÔNG TY LUẬT TNHH CO-OPERATIVE LAW

Giấy Đăng ký hoạt động số: 41.02.4686/TP/ĐKHĐ 

Nơi cấp: Sở tư pháp Tp.Hồ Chí Minh

Mã số thuế: 0318820491

 

ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ:

- Trụ sở chính: 127 Hoàng Văn Thụ, P.8, Q.Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam

- Chi nhánh tại Tây Nguyên: 91 Lê Thị Hồng Gấm, P.Tân Lợi, TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam

- Vp Hà Nội: Tầng 7, Tòa nhà Zen Tower, 2 khuất Duy Tiến, P.Thanh Xuân Trung, Q. Thanh Xuân, TP.Hà Nội, Việt Nam

Hotline: 0968.90.96.95 - 0345.68.96.95 

Mail: Info@cooplaw.com.vn 

Số zalo: 0978.90.96.95

© BẢN QUYỀN THUỘC VỀ CÔNG TY LUẬT TNHH CO-OPERATIVE LAW