co-op_law_1

🏠 Trụ sở chính: Lầu 14, Tòa nhà HM Town, Số 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp như thế nào cho phù hợp khi thành lập doanh nghiệp?

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp như thế nào cho phù hợp khi thành lập doanh nghiệp vì hiện nay theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 (Sau đây gọi là “LDN 2020”) có đến 05 loại hình doanh nghiệp chính là: Doanh nghiệp tư nhân (DNTN), Công ty TNHH một thành viên (Công ty TNHH MTV), Công ty TNHH 02 thành viên trở lên, Công ty hợp danh (CTHD) và Công ty cổ phần (CTCP). Mỗi loại hình trên đều có đặc điểm riêng. Vậy nên thông qua bài viết này, chúng tôi sẽ giúp các bạn cân nhắc và lựa chọn loại hình phù hợp với mô hình kinh doanh của mình. 

Để Bạn lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp, có rất nhiều yếu tố có khả năng tác động đến quyết định của họ. Một số yếu tố thường được cân nhắc như sau:

  • Lĩnh vực kinh doanh;
  • Số lượng thành viên (Chủ sở hữu);
  • Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp;
  • Khả năng huy động vốn;
  • Trách nhiệm tài sản của Chủ sở hữu 

1.    Lĩnh vực kinh doanh:

Việc chọn lĩnh vực kinh doanh phù hợp với loại hình kinh doanh cũng rất quan trọng. Nếu như chỉ đơn thuần là các lĩnh vực kinh doanh bình thường thì mình có thể chọn bất cứ 05 loại hình kinh doanh cho phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số ngành, nghề có điều kiện như hành nghề luật sư thì không có loại hình Công ty Cổ phần.

2.    Số lượng thành viên (Chủ sở hữu)

Đây là một trong những yếu tố quan trọng để phân biệt các loại hình doanh nghiệp hiện nay. Ứng với tính chất, đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp, mỗi loại được pháp luật quy định về số lượng thành viên (chủ sở hữu) rất chặt chẽ. Theo đó, DNTN với chế độ chịu trách nhiệm vô hạn tài sản của mình, nên chỉ MỘT cá nhân tự làm chủ (Khoản 1 Điều 188 LDN 2020). Công ty TNHH MTV chỉ do MỘT cá nhân hoặc tổ chức làm chủ sở hữu (Khoản 1 Điều 74 LDN 2020). Trong khi đó, Công ty TNHH từ 02 thành viên trở lên có thể có ít nhất 02 đến 50 thành viên là cá nhân hoặc tổ chức (Khoản 1 Điều 46 LDN 2020). Ngay trong cái tên, loại hình Công ty TNHH đã thể hiện chế độ trách nhiệm hữu hạn về tài sản của mình đối với khoản nợ và nghĩa vụ khác của Công ty. CTHD là sự kết hợp giữa DNTN và Công ty TNHH, khi được quy định có ít nhất HAI thành viên hợp danh là chủ sở hữu; ngoài ra, Công ty có thể có thêm thành viên góp vốn (điểm a Khoản 1 Điều 177 LDN 2020). Cuối cùng, loại hình CTCP với số lượng thành viên tối thiểu là 03 cổ đông (là cá nhân hoặc tổ chức) và không hạn chế số lượng tối đa (điểm a Khoản 1 Điều 111 LDN 2020) sẽ rất phù hợp với mô hình doanh nghiệp quy mô lớn.

3.    Cơ cấu quản lý điều hành:

Ở phần này, bạn cần lưu ý rằng, loại hình doanh nghiệp mà mình lựa chọn quyết định đến khả năng kiểm soát doanh nghiệp và ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản lý hoạt động của doanh nghiệp. Với việc không muốn đánh mất quyền quản lý hoàn toàn doanh nghiệp của mình, thì DNTN (MỘT cá nhân tự làm chủ và tự chịu mọi trách nhiệm liên quan đến việc hoạt động của doanh nghiệp), Công ty TNHH MTV là những loại hình phù hợp nhất.

Còn đối với hai loại hình còn lại, quyền quyết định cao nhất của Công ty phụ thuộc vào Hội đồng thành viên (đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên) hoặc Đại hội đồng cổ đông (CTCP).

4.    Vốn điều lệ và khả năng huy động vốn:

Doanh nghiệp sau khi đi vào quỹ đạo hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định thì doanh nghiệp đều có xu hướng muốn mở rộng hoạt động kinh doanh. Vậy nên, khả năng huy động vốn của doanh nghiệp cũng là một trong những nỗi lo khi tiến hành cân nhắc, lựa chọn loại hình doanh nghiệp.

Đối với DNTN và CTHD, hai loại hình này bị hạn chế huy động vốn (trừ hoạt động vay vốn ngân hàng) vì không có quyền phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào (Khoản 2 Điều 188 và Khoản 3 Điều 177 LDN 2020). Vậy nên, nguồn vốn để duy trì hoạt động của doanh nghiệp là (tổng) vốn đầu tư của Chủ sở hữu đóng góp khi thành lập công ty. Tuy nhiên, xét về góc độ uy tín, thì hai loại hình này dễ tạo sự tin tưởng cho đối tác và khách hàng bởi chế độ trách nhiệm vô hạn về mọi hoạt động kinh doanh giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình khác.

Công ty TNHH nói chung cũng tương tự như DNTN và CTHD khi không được quyền phát hành cổ phần. Tuy nhiên lại được phép phát hành trái phiếu theo quy định tại Khoản 4, Điều 46 LDN 2020.

Cuối cùng, CTCP là loại hình duy nhất vừa có thể huy động vốn bằng phương thức chào bán cổ phần (Điều 123 LDN 2020) để tăng vốn điều lệ, vừa có thể phát hành trái phiếu theo quy định của LDN 2020 tại Điều 130.

5.    Trách nhiệm tài sản của Chủ sở hữu:

Đây là một yếu tố để đánh giá mức độ rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh để cân nhắc lựa chọn một trong các loại hình doanh nghiệp như trên.

Với trách nhiệm vô hạn về tài sản của Chủ DNTN, loại hình này sẽ mang đến nhiều rủi ro cho chủ doanh nghiệp khi không có sự phân biệt giữa tài sản của doanh nghiệp và Chủ DNTN khi hoàn thành các nghĩa vụ nợ và nghĩa vụ khác.

Cùng một mức độ rủi ro với loại hình này chính là thành viên hợp danh của CTHD, nghĩa là các thành viên hợp danh phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty. Tuy vậy, đối với các thành viên góp vốn thì vẫn có sự phân biệt giữa tài sản của công ty với tài sản của cá nhân các thành viên này. Trên thực tế, loại hình này không được các chủ sở hữu lựa chọn.

Đối với các loại hình còn lại, bao gồm Công ty TNHH và CTCP, các loại hình này đều có tư cách pháp nhân nên các thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn góp vào công ty, làm hạn chế phần rủi ro khi lựa chọn các loại hình doanh nghiệp này để thành lập.

 

Tóm lại, từng loại hình doanh nghiệp nêu trên đều sẽ ảnh hưởng tới hoạt động và sự phát triển sau này của doanh nghiệp.  Do đó, quý khách hàng nếu chưa hiểu rõ việc mình nên thành lập loại hình doanh nghiệp nào cho phù hợp hay chỉ đơn thuần đăng ký hộ kinh doanh thì có thể liên hệ Hotline: 0968.90.96.95 – 0968.90.96.95, đặt lịch hẹn trực tiếp trên trang web: Cooplaw.com.vn hoặc gửi mail cho chúng tôi qua địa chỉ: Cooplaw.co@gmail.com để được luật sư/chuyên gia pháp lý tư vấn, hỗ trợ kịp thời.

 

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
14-01-2024 17:02:54 hùng

hay qyas

Trả lời

 
17-04-2023

Đánh giá

Chào mừng Quý khách hàng đã ghé thăm  CO-OP LAW. Nếu Quý khách hàng có bất cứ vướng mắc về pháp luật hoặc cần sự hỗ trợ từ các luật sư/chuyên gia pháp lý của CO-OP LAW, vui lòng liên hệ ngay qua số Hotline:  0968.90.96.95 hoặc 0978.90.96.95 để được tư vấn miễn phí.
Đang truy cập: 14
Trong ngày: 48
Trong tuần: 382
Lượt truy cập: 129066

CÔNG TY LUẬT CO-OPERATIVE LAW

Là đơn vị chuyên Tư vấn và Hỗ trợ pháp luật toàn diện và chuyên nghiệp tại Việt Nam.

Với nhiều luật sư và chuyên gia trên nhiều lĩnh vực, chúng tôi tự hào có một đội ngũ có trình độ chuyên môn cao, uy tín khi đã giải quyết thành công các vụ/việc pháp lý trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: Hoạt động doanh nghiệp, M&A, Tài chính - Ngân hàng, đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động và kế toán - thuế,...

 

 

ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ:

 

- Tại Hồ Chí Minh: Lầu 14, Tòa nhà HM Town, Số 412 Đường Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Tại Tây Nguyên: Số 91 Đường Lê Thị Hồng Gấm, phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam

- Tại Hà Nội: Tầng 7, Tòa nhà Zen Tower, Số 12 Đường khuất Duy Tiến, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

 

 

 

Hotline: 0978.90.96.95 - 0963312880 

Mail: Info@cooplaw.com.vn