Theo quy định tại Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019) thì:
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Nhãn hiệu độc quyền là những dấu hiệu được thể hiện dưới dạng chữ cái, hình vẽ, từ ngữ, hình ảnh, hình 3 chiều, sự kết hợp các yếu tố đó với nhiều màu sắc, có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa này với chủ sở hữu khác.
Nhãn hiệu được coi là phân biệt được là có khả năng khi chúng được tạo ra từ một hoặc nhiều yếu tố, dễ nhìn, dễ ghi nhớ hoặc tại ra từ các yếu tố kết hợp tạo nên một tổng thể dễ nhìn, dễ nhớ.
Nhãn hiệu được coi là không có khả năng phân biệt khi thuộc các trường hợp dưới đây.
Hình và hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng.
Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến.
Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hóa, dịch vụ.
Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh.
Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Luật này.
Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký.
Theo quy định tại điều 87 Luật sở hữu trí tuệ 2005, thì bao gồm các chủ thể sau:
Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất nếu người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể.
Đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó.
Tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm các tài liệu sau đây:
Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ.
Giấy ủy quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm: Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu; Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
4. Thủ tục thực hiện:
Bước 1: Tra cứu khả năng đăng ký của nhãn hiệu
Bước 2: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.
6. Một số vấn đề sau khi cấp Văn bằng bảo hộ:
Các mức, lệ phí trong quá trình cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu:
Phí phân loại quốc tế hàng hóa/dịch vụ cho mỗi nhóm có 6 sản phẩm/dịch vụ: 100.000 Đồng (từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 20.000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ).
Phí công bố đơn: 120.000 Đồng
Phí công bố Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 Đồng
Phí đăng bạ Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 Đồng
Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định: 180.000 đồng cho mỗi nhóm có 6 sản phẩm/dịch vụ: 180000 Đồng (Từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ)
Phí thẩm định nội dung: 550.000 đồng (cho mỗi nhóm có 6 sản phẩm/dịch vụ: 550.000 Đồng, (từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi trong mỗi nhóm: 120.000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ).
Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên: 600.000 đồng/mỗi đơn/mỗi yêu cầu).
Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho 1 nhóm sản phẩm/dịch vụ đầu tiên: 120.000 Đồng, từ nhóm sản phẩm/dịch vụ thứ 2 trở đi: 100.000 đồng/1 nhóm).
Lệ phí nộp đơn: 150.000 Đồng/đơn.
Gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu độc quyền:
Để gia hạn hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí gia hạn hiệu lực.
Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu độc quyền:
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu thì chỉ chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau;
Chủ văn bằng bảo hộ không nộp lệ phí duy trì hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực theo quy định;
Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu tập thể không kiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể;
Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu chứng nhận vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc không kiểm soát, kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
Chủ sở hữu bằng độc quyền không còn tồn tại.
Sửa đổi văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu công nghiệp:
Thứ nhất, chủ văn bằng bảo hộ có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp sửa đổi những thông tin sau đây trên văn bằng bảo hộ với điều kiện phải nộp phí, lệ phí: Thay đổi, sửa chữa thiếu sót liên quan đến tên và địa chỉ của tác giả, chủ văn bằng bảo hộ;
Thứ hai, chủ văn bằng bảo hộ có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thu hẹp phạm vi quyền sở hữu công nghiệp; trong trường hợp này, đơn đăng ký sở hữu công nghiệp tương ứng phải được thẩm định lại về nội dung và người yêu cầu phải nộp phí thẩm định nội dung.
Hủy bỏ Văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu độc quyền:
Văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ toàn bộ hiệu lực trong các trường hợp sau đây: Người nộp đơn đăng ký không có quyền đăng ký và không được chuyển nhượng quyền đăng ký đối với kiểu dáng công nghiệp; Đối tượng sở hữu công nghiệp không đáp ứng các điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp văn bằng bảo hộ.
Văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ một phần hiệu lực trong trường hợp phần đó không đáp ứng điều kiện bảo hộ.
Thời hiệu thực hiện quyền yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ là suốt thời hạn bảo hộ; đối với nhãn hiệu thì thời hiệu này là năm năm kể từ ngày cấp văn bằng bảo hộ, trừ trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp do sự không trung thực của người nộp đơn.
Trên đây là bài viết về Xác lập quyền sở hữu công nghiệp với nhãn hiệu độc quyền. Mọi vướng mắc xin hãy liên hệ với chúng tôi, gặp trực tiếp các luật sư, chuyên gia pháp lý để được tư vấn 24/7, hỗ trợ giải quyết vấn đề của bạn nhanh chóng qua số Hotline: 0968.90.96.95 - 0978.90.96.95, đặt lịch hẹn gặp mặt trực tiếp luật sư/chuyên gia pháp lý qua website: Cooplaw.com.vn hoặc gửi qua mail: Cooplaw.co@gmail.com.
Người gửi / điện thoại
Đánh giá
CÔNG TY LUẬT CO-OPERATIVE LAW
Là đơn vị chuyên Tư vấn và Hỗ trợ pháp luật toàn diện và chuyên nghiệp tại Việt Nam.
Với nhiều luật sư và chuyên gia trên nhiều lĩnh vực, chúng tôi tự hào có một đội ngũ có trình độ chuyên môn cao, uy tín khi đã giải quyết thành công các vụ/việc pháp lý trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: Hoạt động doanh nghiệp, M&A, Tài chính - Ngân hàng, đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động và kế toán - thuế,...
ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ:
- Tại Hồ Chí Minh: Lầu 14, Tòa nhà HM Town, Số 412 Đường Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Tại Tây Nguyên: Số 91 Đường Lê Thị Hồng Gấm, phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam
- Tại Hà Nội: Tầng 7, Tòa nhà Zen Tower, Số 12 Đường khuất Duy Tiến, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline: 0978.90.96.95 - 0963312880
Mail: Info@cooplaw.com.vn