ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CÔNG TY LUẬT TNHH CO-OPERATIVE LAW
Theo tinh thần của Luật Doanh nghiệp 2020 không thay đổi nhiều so với luật doanh nghiệp 2014, sáp nhập là việc một hoặc một số công ty bị sáp nhập vào công ty khác bằng việc chuyển tài sản, quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp cho công ty mà mình sáp nhập vào, đồng thời sẽ chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập (khoản 1 Điều 201 Luật doanh nghiệp 2020).
Trình tự thủ tục sáp nhập doanh nghiệp được thực hiện theo khoản 2 Điều 201 Luật doanh nghiệp 2020, Nghị định 47/2021/NĐ-CP và Nghị định 01/2021/NĐ-CP, theo đó:
Bước 1: Các công ty liên quan đến việc sáp nhập sẽ chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo điều lệ của công ty nhận sáp nhập. Theo khoản 2 Điều 201, Luật doanh nghiệp 2020, hợp đồng sáp nhập giữa công ty bị sáp nhập và công ty nhận sáp nhập phải có đầy đủ các nội dung cốt lõi sau đây:
Thứ nhất: tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập;
Thứ hai: tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập;
Thứ ba: thủ tục và điều kiện sáp nhập do hai bên thỏa thuận;
Thứ tư: phương án sử dụng lao động (nội dung và trình tự xây dựng phương án có thể tham khảo tại Điều 44 Bộ luật lao động 2019)
Thứ năm: thủ tục, cách thức, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, trái phiếu, cổ phần của công ty bị sáp vào công ty nhận sáp nhập;
Thứ sáu: thời hạn thực hiện sáp nhập;
Bước 2: Các thành viên hay chủ sở hữu của công ty hoặc các cổ đông của công ty liên quan cần phải thông qua hợp đồng sáp nhập, điều lệ công ty nhận sáp nhập. Sau đó thực hiện đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định của Nghị định 01/2021/NĐ-CP. Các chủ nợ và người lao động phải được gửi hợp đồng sáp nhập thời hạn 15 ngày kể từ ngày được thông qua.
Bước 3: Công ty nhận sáp nhập sẽ tiến hành thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo khoản 2 Điều 61 Nghị định 01/2021/NĐ-CP cần chuẩn bị các hồ sơ gồm:
Ngoài các giấy tờ cần thiết như giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cần cung cấp hợp đồng sáp nhập.
Nghị quyết hoặc quyết định về việc thông qua hợp đồng sáp nhập và các bản sao biên bản họp (tùy hình thức phục thuộc vào loại hình doanh nghiệp) có đề cập đến việc thông qua hợp đồng trên của công ty nhận sáp nhập.
Nghị quyết hoặc quyết định về việc thông qua hợp đồng sáp nhập và bản sao biên bản họp (tùy hình thức phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp) có đề cập đến việc thông qua hợp đồng trên của công ty bị sáp nhập, trừ trường hợp công ty bị sáp nhập đồng thời là công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty hợp danh mà có thành viên, cổ đông sở hữu trên 65% vốn điều lệ là công ty nhận sáp nhập hoặc công ty nhận sáp nhập có cổ phần có quyền biểu quyết nếu công ty bị sáp nhập là công ty cổ phần.
Bước 4: Phòng đăng ký kinh doanh tiến hành tiếp nhận và kiểm tra độ hợp lệ của các hồ sơ nói trên. Nếu đáp ứng đầy đủ yêu cầu, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cùng với Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp nhận sáp nhập.
Bước 5: Phòng đăng ký kinh doanh thực hiện việc chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập theo Điều 73 Nghị định 01/2021/NĐ-CP. Theo đó, Phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty bị sáp nhập đặt trụ sở sẽ thực hiện điều chỉnh các nội dung cần thiết và cập nhật tình trạng pháp lý trên Cơ sở dữ liệu quốc gia.
Lưu ý: Trong trường hợp công ty bị sáp nhập có địa chỉ trụ sở chính ngoài tỉnh hoặc thành phố TTTƯ với nơi đặt trụ sở của công ty nhận sáp nhập, thì Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở công ty nhận sáp nhập chủ động gửi thông tin cho Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở công ty bị sáp nhập để thực hiện chấm dứt sự tồn tại nói trên.
Bước 6: Công ty nhận sáp nhập đương nhiên kế thừa và tiếp tục tiến hành toàn bộ quyền, nghĩa vụ, và hưởng lợi ích hợp pháp của các công ty bị sáp nhập, bao gồm cả việc điều chỉnh dự án đầu tư theo Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn liên quan.
Để hạn chế các trường hợp các doanh nghiệp cấu kết với nhau nhằm chiếm dụng thị phần, hoặc thực hiện các thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh thì pháp luật cũng quy định các trường hợp bị cấm sáp nhập.
Theo đó, khoản 1 Điều 29 Luật cạnh tranh 2018 gọi sáp nhập doanh nghiệp nói chung là một hình thức tập trung kinh tế. Kế đến Điều 30 có nội dung cấm các doanh nghiệp thực hiện sáp nhập mà gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam.
Để đánh giá được tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của việc sáp nhập cần rất nhiều yếu tố như thị phần, lợi thế cạnh tranh, mối quan hệ giữa các doanh nghiệp, mức độ tập trung trên thị trường được quy định cụ thể tại Điều 31 Luật cạnh tranh 2018 và Điều 15 Nghị định 35/2020/NĐ-CP.
Người gửi / điện thoại
Đánh giá
CÔNG TY LUẬT TNHH CO-OPERATIVE LAW
Giấy Đăng ký hoạt động số: 41.02.4686/TP/ĐKHĐ
Nơi cấp: Sở tư pháp Tp.Hồ Chí Minh
Mã số thuế: 0318820491
ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ:
- Trụ sở chính: 127 Hoàng Văn Thụ, P.8, Q.Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Chi nhánh tại Tây Nguyên: 91 Lê Thị Hồng Gấm, P.Tân Lợi, TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam
- Vp Hà Nội: Tầng 7, Tòa nhà Zen Tower, 2 khuất Duy Tiến, P.Thanh Xuân Trung, Q. Thanh Xuân, TP.Hà Nội, Việt Nam
Hotline: 0968.90.96.95 - 0345.68.96.95
Mail: Info@cooplaw.com.vn
Số zalo: 0978.90.96.95