co-op_law_1

🏠 Trụ sở chính: Lầu 14, Tòa nhà HM Town, Số 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Thủ tục nhận con nuôi Việt Nam cho người nước ngoài


Nhận con nuôi là một hành động cao cả và nhân văn. Hiện nay, tại Việt Nam, có rất nhiều trường hợp người nước ngoài có nguyện vọng nhận con nuôi. Vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn về các thủ tục cần thiết để những người nước ngoài có thể hoàn thành quá trình nhận con nuôi một cách suôn sẻ nhất. 

pasted_image_0

I. Cơ sở pháp lý:

  • Luật Nuôi con nuôi Số 52/2010/QH12 ngày 17/6/2010.

  • Thông tư Số 12/2011/TT-BTP ngày 27/6/2011 của Bộ Tư pháp. 

  • Thông tư Số: 10/2020/TT-BTP ngày 28/12/2020 của Bộ Tư pháp.

II. Điều kiện nhận con nuôi: 

pasted_image_0_1

Việc nhận con nuôi cho người nước ngoài tại Việt Nam không phải là việc dễ dàng mà thực hiện được vì nó phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố. Tất nhiên, không phải bất kỳ người nước ngoài nào cũng có quyền được nhận con nuôi, điều này được thể hiện một cách rõ ràng thông qua các quy định của nhà nước tại Luật Nuôi con nuôi 2010. 

Theo Điều 28 của Luật Nuôi con nuôi năm 2010 về các trường hợp nuôi con có yếu tố nước ngoài, những người nước ngoài được nhận nuôi con nuôi ở Việt Nam phải thuộc một trong số những người sau đây:

  • Trường hợp thứ nhất, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước cùng là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.

  • Trường hợp thứ hai, Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau đây: là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi; là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi; có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi; nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi; là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm; người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam.

Một lưu ý cần phải biết đối với thứ tự ưu tiên nuôi con nuôi quy định tại Điều 5 của Luật Nuôi con nuôi có quy định đối với người nước ngoài thường trú tại nước ngoài thì sẽ không được ưu tiên nhận nuôi trẻ Việt Nam, mà phải chờ cho đến khi không có người khác trong nước nhận nuôi.

Ngoài ra, một điểm lưu ý khác, so với người nước ngoài thường trú tại nước ngoài, thì pháp luật ưu tiên người nước ngoài thường trú tại Việt Nam nhận nuôi con nuôi hơn. Đối với những trường hợp mà có nhiều người cùng hàng muốn nhận nuôi cùng một người, thì pháp luật sẽ xem xét đối với người có những điều kiện nuôi, chăm sóc, giáo dục con nuôi tốt nhất.

Hiện nay, để tránh các trường hợp rủi ro khi người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi với mục đích xấu, có thể là bóc lột sức lao động hoặc ngược đãi. Hoặc tránh các người hợp đã nhận nuôi con nhưng không đủ khả năng giáo dục trẻ, khoản 1 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 có quy định về điều kiện đối với người nước ngoài nhận nuôi phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện dưới đây: 

  • Điều kiện thứ nhất, người nhận nuôi phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, đi kèm là phải có tư cách đạo đức tốt

  • Điều kiện thứ hai, người nước ngoài nhận con nuôi cần có các điều kiện về tài chính và kinh tế để có thể đảm bảo nuôi con một cách tốt nhất. Ngoài ra, họ cần phải có chỗ ở và sức khỏe để có thể giáo dục con cái. 

  • Điều kiện thứ ba, trừ trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì người nước ngoài nhận nuôi con nuôi phải hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên.

Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi năm 2010, những người không được phép nhận nuôi con nuôi bao gồm: 

  • Người đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

  • Người đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

  • Người đang chấp hành hình phạt tù;

  • Người chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

Đối với những trường hợp người nước ngoài không đáp ứng đủ các điều kiện trên thì sẽ bị Cơ Quan nhà nước Việt Nam từ chối. Pháp luật nghiêm cấm các trường hợp nhận nuôi con nuôi nhằm mục đích mua bán, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục đối với trẻ em hoặc nhằm mục đích trục lợi khác (điều 13 Luật Nuôi con nuôi 2010).

III. Hồ sơ nhận con nuôi bao gồm những gì?

Tất nhiên, đi kèm với việc nhận con nuôi, người nước ngoài cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:

  • Đơn xin nhận nuôi con nuôi (Theo mẫu được quy định tại Thông tư Số: 10/2020/TT-BTP ngày 28/12/2020 của Bộ Tư pháp);

  • Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

  • Phiếu lý lịch tư pháp (không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp);

  • Bản điều tra về tâm lý, gia đình; 

  • Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam;

  • Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân, và một số văn bản khác nhằm xác định khả năng tài chính, tình trạng sức khỏe. 

IV. Thủ tục nhận con nuôi cho người nước ngoài bao gồm những bước nào? 

Bước thứ nhất: Người nước ngoài nhận nuôi con nuôi cần chuẩn bị hai bộ hồ sơ gồm các giấy tờ  nêu trên;

Bước thứ hai: Việc nộp hồ sơ nhận nuôi con nuôi sẽ xảy ra hai trường hợp:

- Trường hợp nhận con nuôi đích danh thì người nhận con nuôi trực tiếp nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi. 

- Trường hợp nhận con nuôi không đích danh, thì người nhận con nuôi thường trú tại nước là thành viên của điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi với Việt Nam nộp hồ sơ cho Cục Con nuôi thông qua tổ chức con nuôi của nước đó được cấp phép hoạt động tại Việt Nam; nếu nước đó không có tổ chức con nuôi được cấp phép hoạt động tại Việt Nam, người nhận con nuôi sẽ nộp hồ sơ cho Cục Con nuôi thông qua Cơ quan đại diện Ngoại giao hoặc Cơ quan Lãnh sự của nước đó tại Việt Nam.

Trong trường hợp người nước ngoài không thể nộp trực tiếp thì có thể ủy quyền cho họ hàng thân thích ở Việt Nam để nộp thay (phải có Văn bản ủy quyền và người được ủy quyền phải là người thường trú tại Việt Nam) hoặc gửi hồ sơ cho Cục Con nuôi qua đường bưu điện theo hình thức gửi bảo đảm. 

Lưu ý: Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi

  • 9,000,000 đồng (đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận con nuôi là công dân Việt Nam).

  • 4.500.000 đồng (đối với trường hợp người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới của nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới của Việt Nam làm con nuôi). 

  • 150 đô la Mỹ (đối với đăng ký nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài). 

Trong trường hợp mà người nước ngoài đã nộp lệ phí mà muốn rút lại hồ sơ đăng ký nhận con nuôi (Hồ sơ này vẫn chưa được chuyển đến Sở Tư Pháp), thì người này sẽ được hoàn trả lại lệ phí bởi cơ quan thu lệ phí.

Bước thứ ba: Sở Tư Pháp nhận hồ sơ và kiểm tra, đối chiếu, lấy ý kiến trong vòng 30 ngày. Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện thì Sở Tư Pháp sẽ gửi hồ sơ lên cho trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. 

Bước thứ tư: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ xem xét các hồ sơ mà Sở Tư pháp trình lên trong vòng 10 ngày. 

  • Trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng ý, Sở Tư Pháp sẽ chuyển tiếp hồ sơ cho Bộ Tư Pháp tiếp tục xem xét. 

  • Trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh từ chối hồ sơ, người nước ngoài sẽ nhận được câu trả lời bằng văn bản và có nêu rõ lý do.

Bước thứ năm: Ở giai đoạn này, Bộ Tư pháp kiểm tra việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi trong thời hạn 30 ngày. 

Nếu Bộ Tư Pháp thấy hợp lệ thì sẽ lập bản đánh giá việc trẻ em Việt Nam đủ điều kiện được làm con nuôi nước ngoài và gửi thông báo cho nước mà người nhận con nuôi đang thường trú ở đó. 

Sau khi nhận được thông báo từ Cơ quan có thẩm quyền của nơi mà người nhận con nuôi thường trú rằng người đó đồng ý nhận con nuôi thì Bộ Tư Pháp sẽ thông báo cho Sở Tư Pháp giải quyết. 

Lưu ý: Nếu người nhận nuôi từ chối việc nhận nuôi trẻ mà lý do không chính đáng, thì việc giải quyết hồ sơ chấm dứt. 

Bước thứ sáu: Quyết định cho trẻ em làm con nuôi của người nước ngoài và quá trình giao nhận con nuôi. 

Ngay sau khi có quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, người nhận con nuôi sẽ được thông báo từ phía Sở Tư Pháp. Người này phải có mặt ở Việt Nam để trực tiếp làm thủ tục và nhận con nuôi trong thời hạn 60 ngày. 

Nếu người nhận nuôi là hai vợ chồng, mà chỉ có một người có thể đến Việt Nam làm thủ tục, thì người không đến (do có lý do khách quan) phải làm văn bản ủy quyền cho người kia. 

Tuy nhiên, thời hạn nhận con nuôi không được kéo dài quá 90 ngày, nếu không thì quyết định cho trẻ em làm con nuôi sẽ bị hủy. 

Bước thứ bảy: Khi giao nhận con nuôi, việc giao nhận phải được lập thành biên bản, có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên và đại diện Sở Tư pháp.

 

Trên đây là bài viết về Thủ tục nhận con nuôi cho người nước ngoài. Mọi vướng mắc xin hãy liên hệ với chúng tôi, gặp trực tiếp các luật sư, chuyên gia pháp lý để được tư vấn, hỗ trợ một cách nhanh chóng qua Tổng đài tư vấn: 0968.90.96.95 - 0978.90.96.95, đặt lịch làm việc trực tiếp tại trang web Cooplaw.com.vn hoặc gửi thư qua email: Info@cooplaw.com.vn để được hỗ trợ, tư vấn tận tình.

In bài viết

 

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
29-06-2021

Đánh giá

Chào mừng Quý khách hàng đã ghé thăm  CO-OP LAW. Nếu Quý khách hàng có bất cứ vướng mắc về pháp luật hoặc cần sự hỗ trợ từ các luật sư/chuyên gia pháp lý của CO-OP LAW, vui lòng liên hệ ngay qua số Hotline:  0968.90.96.95 hoặc 0978.90.96.95 để được tư vấn miễn phí.
Đang truy cập: 5
Trong ngày: 42
Trong tuần: 337
Lượt truy cập: 140652

CÔNG TY LUẬT CO-OPERATIVE LAW

Là đơn vị chuyên Tư vấn và Hỗ trợ pháp luật toàn diện và chuyên nghiệp tại Việt Nam.

Với nhiều luật sư và chuyên gia trên nhiều lĩnh vực, chúng tôi tự hào có một đội ngũ có trình độ chuyên môn cao, uy tín khi đã giải quyết thành công các vụ/việc pháp lý trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: Hoạt động doanh nghiệp, M&A, Tài chính - Ngân hàng, Đất đai, Sở hữu trí tuệ, Lao động và Kế toán - thuế,...

 

 

ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ:

 

- Tại Hồ Chí Minh: Lầu 14, Tòa nhà HM Town, Số 412 Đường Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Tại Tây Nguyên: Số 91 Đường Lê Thị Hồng Gấm, phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam

- Tại Hà Nội: Tầng 7, Tòa nhà Zen Tower, Số 12 Đường khuất Duy Tiến, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

 

 

 

Hotline: 0968.90.96.95 - 0978.90.96.95

Mail: Info@cooplaw.com.vn