co-op_law_1

🏠 Trụ sở chính: Lầu 14, Tòa nhà HM Town, Số 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Thủ tục đơn phương ly hôn theo quy định pháp luật


Đơn phương ly hôn là việc một trong hai bên yêu cầu ly hôn, xảy ra khi một bên vợ hoặc chồng có yêu cầu ly hôn khi cuộc sống không như mong muốn. Việc yêu cầu đơn phương ly hôn phải có căn cứ chứng minh tình trạng hôn nhân của cả hai vợ chồng đã rơi vào tình trạng trầm trọng. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn các quy định về đơn phương ly hôn như sau. 

 mau-don-ly-hon-dong-thuan-don-phuong-mau-viet-san-cua-toa-an-moi-nhat-1

Đơn phương ly hôn

1. Điều kiện để giải quyết đơn phương ly hôn

Theo quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:

  • Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
  • Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
  • Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được. Tuy nhiên, để xác định thế nào là hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng là chưa có văn bản hướng dẫn, việc xác định mức độ hôn nhân trầm trọng là vào ý chí chủ quan của người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc, điều này gây khó khăn cho việc xét xử vụ án.

Những người có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn được quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau

  • Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
  • Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
  • Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Như vậy, việc ly hôn đơn phương có thể do vợ hoặc chồng hoặc người thân thích khác (khi đáp ứng điều kiện Luật quy định) yêu cầu Tòa án giải quyết. Tuy nhiên, người chồng không có quyền yêu cầu đơn phương ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

2. Hồ sơ đơn phương ly hôn

Người yêu cầu giải quyết đơn phương ly hôn cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ như sau:

  • Đơn xin đơn phương ly hôn được ban hành theo mẫu Nghị quyết 01/2017/NQ- HĐTP;
  • Bản chính Giấy chứng nhận đăng lý kết hôn; nếu không có thì có thể xin cấp bản sao…;
  • Bản sao có chứng thực Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân của vợ và chồng; sổ hộ khẩu của gia đình;
  • Bản sao chứng thực giấy khai sinh của con nếu có con chung;
  • Nếu có tài sản chung và yêu cầu phân chia tài sản chung khi ly hôn thì chuẩn bị giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung này;
  • Nếu có nghĩa vụ chung giữa hai vợ chồng và cần giải quyết khi ly hôn thì cần chuẩn bị các tài liệu, chứng cứ thể hiện hai vợ chồng đang phải thực hiện nghĩa vụ hoặc vì đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. Nếu trong quá trình chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung có phát sinh nghĩa vụ chung thì phải chuẩn bị các tài liệu, chứng cứ chứng minh có việc phát sinh nghĩa vụ chung này để yêu cầu Tòa án giải quyết.

3. Thẩm quyền giải quyết đơn phương ly hôn

Theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, khi yêu cầu ly hôn đơn phương, thẩm quyền giải quyết đơn phương ly hôn của Tòa án lãnh thổ được xác định là nơi bị đơn cư trú, làm việc.

Theo quy định tại Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 tranh chấp về ly hôn sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án. Đồng thời, tại khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, những tranh chấp về hôn nhân và gia đình sẽ do Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm.

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có quy định nếu những vụ án ly hôn này có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài thì Tòa án cấp huyện không có thẩm quyền mà thuộc về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Do đó, nếu hai công dân Việt Nam ly hôn trong nước thì nộp đơn ly hôn đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người bị yêu cầu ly hôn đơn phương cư trú hoặc làm việc. Nếu có yếu tố nước ngoài sẽ do Tòa án nhân dân cấp tỉnh thực hiện.

4. Thời gian giải quyết đơn phương ly hôn 

 images_1

Thời gian giải quyết đơn phương ly hôn

Thủ tục ly hôn đơn phương được thực hiện như thủ tục của một vụ án dân sự. Do đó, theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về thời hạn giải quyết đơn phương ly hôn như sau:

Thời hạn giải quyết việc ly hôn đơn phương tối đa là 04 tháng, nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì được gia hạn nhưng không quá 02 tháng. Trong thời hạn 01 tháng kế từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trong trường hợp có lý do chính đáng, thời hạn này là 02 tháng. Trong thực tế, thời gian giải quyết vụ án ly hôn có thể ngắn hơn hoặc kéo dài hơn thời gian mà luật quy định tùy thuộc vào tính chất của từng vụ án.

5. Án phí khi đơn phương ly hôn.

Án phí dân sự là khoản tiền mà đương sự trong vụ án có nghĩa vụ phải nộp vào ngân sách nhà nước theo Quyết định/Bản án của Tòa án.

Trong vụ án ly hôn đơn phương, ngoài yêu cầu về quan hệ hôn nhân, thông thường hai vợ chồng sẽ yêu cầu chia tài sản chung vợ chồng. Do đó, theo quy định của Danh mục án phí, lệ phí tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14, nếu một vụ ly hôn không có tài sản tranh chấp thì mức án phí chung sẽ là 300.000 đồng (Tức là không có giá ngạch).

Ngược lại, nếu vụ án ly hôn có tài sản tranh chấp thì căn cứ vào giá trị của tài sản được phân chia, án phí ly hôn sẽ được tính như sau:

  • Từ 6.000.000 đồng trở xuống mức án phí là 300.000 đồng
  • Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng thì mức án phí sẽ được tính là 5% giá trị tài sản có tranh chấp
  • Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng thì mức án phí sẽ được tính là 20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
  • Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng thì mức án phí sẽ được tính là 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng
  • Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng thì mức án phí sẽ được tính là 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng
  • Từ trên 4.000.000.000 đồng thì mức án phí sẽ được tính là 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.

Tuy nhiên, khi nộp đơn tại Tòa án ban đầu thì đương sự chỉ phải nộp tạm ứng án phí để Tòa án thụ lý. Theo quy định tại Khoản 2, Điều 7 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định:

"Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thm trong vụ án dân sự không có giá ngạch bằng mức án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch. Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thm trong vụ án dân sự có giá ngạch bằng 50% mức án phí dân sự sơ thm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chp do đương sự yêu cu gii quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn mức án phí dân sự sơ thm trong vụ án dân sự không có giá ngạch"

Sau đó, khi vụ án này được hòa giải thành và có Quyết định của Tòa án hoặc vụ án được đưa ra xét xử và có Bản án, đương sự mới phải nộp án phí dân sự theo Quyết định/Bản án đó.

6.Trình tự, thủ tục đơn phương ly hôn.

 thu-tuc-ly-hon-don-phuong-nhanh-nhat

Thủ tục đơn phương ly hôn

Để có thể tiến hành thủ tục đơn phương ly hôn cần thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ

Vợ hoặc chồng phải chuẩn bị các loại giấy tờ đã nêu ở trên. Ngoài ra, nếu có chứng cứ chứng minh vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình, không thực hiện nghĩa vụ… thì cũng phải cung cấp cho Tòa án.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết thì người yêu cầu nộp tại Tòa án có thẩm quyền đã nêu ở trên.

Bước 2: Tòa án xem xét và giải quyết

  • Sau khi nhận được đơn từ nguyên đơn, Tòa án phải xem xét có thụ lý đơn hay không sau 05 ngày làm việc.
  • Nếu hồ sơ hợp lệ thì Tòa án gửi thông báo cho nguyên đơn đóng tiền tạm ứng án phí, Tòa án ra quyết định thụ lý đơn ly hôn đơn phương từ thời điểm nguyên đơn nộp biên lai đã đóng tiền tạm ứng án phí (Điều 191 và Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).
  • Hòa giải: Thủ tục hòa giải tại Tòa án là thủ tục bắt buộc trước khi đưa vụ án ra xét xử trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.

Nếu hòa giải thành: Tòa án lập biên bản hòa giải thành và sau 07 ngày mà các đương sự không thay đổi về ý kiến thì Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải thành và quyết định này có hiệu lực ngay và không được kháng cáo kháng nghị.

Nếu hòa giải không thành: Tòa án cũng phải lập biên bản hòa giải không thành sau đó ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

- Phiên tòa sơ thẩm: Sau khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử các bên được Tòa án gửi giấy triệu tập và được thông báo rõ về thời gian, địa điểm mở phiên Tòa sơ thẩm.

Bước 3: Ra bản án ly hôn

Nếu không hòa giải thành và xét thấy đủ điều kiện để giải quyết ly hôn thì Tòa án sẽ ra bản án chấm dứt quan hệ hôn nhân của hai vợ chồng.

 

Trên đây là bài viết giải đáp một số vấn đề liên quan đến thủ tục đơn phương ly hôn của Luật sư tư vấn Co-op Law. Quý bạn đọc còn bất kỳ vướng mắc nào hay cần hỗ trợ, xin hãy liên hệ với chúng tôi ngay để gặp trực tiếp các luật sư, chuyên gia pháp lý trong lĩnh vực trên để được hỗ trợ, tư vấn MIỄN PHÍ qua hotline: 0978.90.96.95 hoặc số zalo: 037.979.6827, xin chân thành cảm ơn.

In bài viết

Điều kiện để giải quyết đơn phương ly hôn, hồ sơ đơn phương ly hôn, thẩm quyền giải quyết đơn phương ly hôn, thời gian giải quyết đơn phương ly hôn, trình tự, thủ tục đơn phương ly hôn.

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
26-04-2021

Đánh giá

Chào mừng Quý khách hàng đã ghé thăm  CO-OP LAW. Nếu Quý khách hàng có bất cứ vướng mắc về pháp luật hoặc cần sự hỗ trợ từ các luật sư/chuyên gia pháp lý của CO-OP LAW, vui lòng liên hệ ngay qua số Hotline:  0968.90.96.95 hoặc 0978.90.96.95 để được tư vấn miễn phí.
Đang truy cập: 18
Trong ngày: 77
Trong tuần: 354
Lượt truy cập: 138589

CÔNG TY LUẬT CO-OPERATIVE LAW

Là đơn vị chuyên Tư vấn và Hỗ trợ pháp luật toàn diện và chuyên nghiệp tại Việt Nam.

Với nhiều luật sư và chuyên gia trên nhiều lĩnh vực, chúng tôi tự hào có một đội ngũ có trình độ chuyên môn cao, uy tín khi đã giải quyết thành công các vụ/việc pháp lý trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: Hoạt động doanh nghiệp, M&A, Tài chính - Ngân hàng, Đất đai, Sở hữu trí tuệ, Lao động và Kế toán - thuế,...

 

 

ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ:

 

- Tại Hồ Chí Minh: Lầu 14, Tòa nhà HM Town, Số 412 Đường Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Tại Tây Nguyên: Số 91 Đường Lê Thị Hồng Gấm, phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam

- Tại Hà Nội: Tầng 7, Tòa nhà Zen Tower, Số 12 Đường khuất Duy Tiến, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

 

 

 

Hotline: 0968.90.96.95 - 0978.90.96.95

Mail: Info@cooplaw.com.vn