call_to-removebg-preview.200

 

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CÔNG TY LUẬT TNHH CO-OPERATIVE LAW

Sức mạnh của pháp luật - Nếu tin tôi, có thể bảo vệ quyền lợi cho bạn!

Rủi ro pháp lý của việc đứng tên hộ trong giao dịch dân sự

Giao dịch dân sự là một trong những giao dịch thường thấy trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, ít ai có thể hiểu hết được vai trò của mình trong các quan hệ dân sự đó. Do đó, một số người vì tình làng nghĩa xóm, người thân, anh em bạn bè nhờ vả đứng tên trên các giao dịch dân sự thay cho người đúng ra phải đứng tên với lý do không đủ điều kiện để đứng tên hoặc muốn trốn tránh nghĩa vụ tài chính với nhà nước, tổ chức, cá nhân khác. Thế nhưng, việc đứng tên hộ trên các giao dịch sự này lại chứa đựng nhiều nguy cơ rủi ro về pháp luật rất lớn. Sau đây là một só rủi ro mà mọi người cần cân nhắc và lưu ý trước khi có ý định đứng tên hộ trên các giao dịch dân sự như: đứng tên hộ khi mua xe máy, đất đai,...

12345678

  1. Đối với người nhờ đứng tên hộ

Rủi ro lớn nhất và cũng phổ biến nhất là khi người được nhờ đứng tên có ý định chiếm đoạt, không chịu sang tên lại tài sản và phủ nhận việc họ được nhờ đứng tên thì bạn hoàn toàn có nguy cơ bị mất trắng tài sản. Nếu muốn đòi lại thì cũng phải trải qua tranh chấp, kiện tụng rất mệt mỏi.

Rủi ro thứ hai là nếu người mà bạn nhờ đứng tên có nghĩa vụ tài sản với bên thứ ba. Ví dụ như họ đang nợ cá nhân, tổ chức khác mà không có khả năng chi trả và theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyến thì bất động sản đứng tên họ cũng sẽ bị kê biên để thực hiện nghĩa vụ của họ. Và nguy cơ mất tài sản của bạn là hoàn toàn có thể xảy ra.

Rủi ro thứ ba là trong trường hợp người mà bạn nhờ đứng tên qua đời thì lại gặp rắc rối liên quan tới thừa kế khi phải tranh chấp số tài sản này với các hàng thừa kế hoặc theo di chúc, làm bạn khả năng cao là phải theo đuổi một vụ kiện kéo dài, nếu những người thừa kế không trả lại tài sản nhờ đứng tên hộ.

Ngoài ra, vấn đề tài sản chung giữa người đứng tên hộ trong quan hệ vợ chồng cũng là vấn đề mà người nhờ đứng tên hộ cũng phải khổ sở để chứng minh đây là tài sản của mình khi họ ly hôn, chia tài sản chung. Vì tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân. Tức là miễn sao giao dịch đó hình thành trong thời kỳ hôn nhân thì rất có thể đương nhiên được xem là tài sản chung vợ chồng.

Như vậy, khi nhờ người khác đứng tên hộ trong các giao dịch dân sự, bạn sẽ có nguy cơ phải đối mặt với nhiều rủi ro. Nếu tranh chấp xảy ra, bất lợi thường sẽ thuộc về bạn và sẽ rất khó để có thể bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của bạn trước pháp luật. Bạn sẽ phải mất rất nhiều thời gian, công sức và cả tiền bạc để chứng minh việc nhờ đứng tên thì mới đòi lại được quyền lợi cho mình.

  1. Đối với người đứng tên hộ

Nếu bạn đứng tên và ký thay hợp đồng tín dụng, bạn chấp nhận trách nhiệm thanh toán các khoản vay nếu người nhờ bạn đứng tên hợp đồng tín dụng không chịu trả lại số tiền này. Việc trễ hạn của các khoản vay do bạn đứng tên, bộ phận thu hồi nợ chỉ căn cứ vào tên trên hợp đồng để đòi bạn thanh toán thay vì là người nhờ bạn đứng tên. Chính vì thế, bạn không thể chấm dứt hợp đồng mà bạn đã ký thay cho dù có trình bày lý do vì các tổ chức tín dụng hoàn toàn có nghiệp vụ để biết bạn đầy đủ năng lực hành vi dân sự và chịu mọi trách nhiệm cho hành vi của mình. Cho nên, cách duy nhất chỉ có thể bạn phải thanh toán đầy đủ khoản vay này để tránh việc phải đối mặt với nhiều trách nhiệm pháp lý liên quan.

Ngoài ra, đứng tên đại diện pháp luật cho doanh nghiệp mặc dù bạn chẳng có tham gia vào bất cứ hoạt động kinh doanh nào ở đây  cũng là vấn đề mà nhiều người chủ quan nhất vì nghĩ rằng mình không phải thành viên góp vốn, cổ đông hay chủ sở hữu công ty nên không sao cả. Tuy nhiên, bạn đã lầm rất nghiêm trọng vì hệ quả của việc đứng tên đại diện pháp luật hộ cho người khác cũng khiến bạn gặp nhiều rắc rối. Trong đó, rủi ro nhất là nếu như doanh nghiệp mà bạn đang đứng đại diện có các hoạt động trái pháp luật thì rủi ro cho bạn có thể sẽ đối mặt với trách nhiệm hình sự cho các hành vi mà doanh nghiệp này thực hiện là rất lớn.

Nói tóm lại, qua thực tiễn tư vấn cho nhiều quý khách hàng của Co-op Law và thấy được thực tế một trong hai Bên là nhờ đứng tên hộ hoặc đứng tên hộ đều gặp phải rủi ro pháp lý như chúng tôi đề cập ở trên, thậm chí có người còn phải đối mặt với trách nhiệm trước pháp luật. Vì thế, Chúng tôi khuyến cáo cho các quý khách hàng đừng vì các lợi ích nhỏ, hay về mặt tình cảm mà tùy tiện đứng tên hộ vào bất cứ giao dịch dân sự nào nếu không phải liên quan tới quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân vào giao dịch đó, để rồi hối hận không kịp.

 

Trên đây là bài viết về một số rủi ro pháp lý thường gặp của việc đứng tên hộ. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào cần được giải đáp, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với luật sư, chuyên gia pháp lý của Co-op Law để được tư vấn, hỗ trợ giải quyết nhanh chóng thông qua Hotline: 0978.90.96.95 hoặc số zalo: 037.979.6827.

In bài viết


Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
23-05-2022

Đánh giá

Đang truy cập: 31
Trong ngày: 60
Trong tuần: 419
Lượt truy cập: 158308

CÔNG TY LUẬT TNHH CO-OPERATIVE LAW

Giấy Đăng ký hoạt động số: 41.02.4686/TP/ĐKHĐ 

Nơi cấp: Sở tư pháp Tp.Hồ Chí Minh

Mã số thuế: 0318820491

 

ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ:

- Trụ sở chính: 127 Hoàng Văn Thụ, P.8, Q.Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam

- Chi nhánh tại Tây Nguyên: 91 Lê Thị Hồng Gấm, P.Tân Lợi, TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam

- Vp Hà Nội: Tầng 7, Tòa nhà Zen Tower, 2 khuất Duy Tiến, P.Thanh Xuân Trung, Q. Thanh Xuân, TP.Hà Nội, Việt Nam

Hotline: 0968.90.96.95 - 0345.68.96.95 

Mail: Info@cooplaw.com.vn 

Số zalo: 0978.90.96.95

© BẢN QUYỀN THUỘC VỀ CÔNG TY LUẬT TNHH CO-OPERATIVE LAW