co-op_law_1

🏠 Trụ sở chính: Lầu 14, Tòa nhà HM Town, Số 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Phải làm thế nào khi công ty không trả lương?


Câu hỏi tư vấn: Tôi ký kết một hợp đồng lao động thời hạn 2 năm với một công ty may mặc và hợp đồng chấm dứt vào ngày 15/01/2021. Lúc tôi nghỉ việc thì công ty có nợ của tôi 2 tháng lương. Tôi đã rất nhiều lần yêu cầu Ban giám đốc Công ty thanh toán cho tôi nhưng bên phía công ty cứ nói chưa có tiền nên chưa thể thanh toán. Giờ tôi nên thực hiện các thủ tục như thế nào để đòi lại 2 tháng tiền lương của mình?

 

957740-salary

Công ty không trả lương cho người lao động

Nội dung tư vấn:

* Văn bản pháp luật được áp dụng:

1. Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015;

2. Nghị quyết Số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016; (Sau đây gọi là "Nghị quyết 326");

3. Nghị định Số 24/2018/NĐ-CP ngày 27/02/2018; (Sau đây gọi là "Nghị định Số 24/2018/NĐ-CP");

4. Bộ luật Lao động năm 2019.

 

Đối với trường hợp của bạn, chúng tôi đưa ra vấn đề pháp lý với bạn như sau:

Theo quy định khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định:

“1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:

a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;

b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;

c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;

d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm”

Vì không thuộc các trường hợp ngoại lệ nêu trên nên khi bạn chấm dứt hợp đồng lao động với Công ty, nên Công ty phải có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền mà Công ty chưa thanh toán cho bạn trong vòng 14 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động (Tức là ngày 15/01/2021). Do đó, bắt đầu sau ngày 29/01/2021, công ty đã vi phạm nghĩa vụ với bạn khi chấm dứt hợp đồng lao động.

 

Như vậy, cần làm gì để bảo vệ quyền lợi cho cá nhân người lao động?

Căn cứ tại Điều 187 Bộ luật Lao động năm 2019:

"Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:

  1. Hòa giải viên lao động;
  2. Hội đồng trọng tài lao động;
  3. Tòa án nhân dân"

Căn cứ vào Khoản 1, Điều 148 Bộ luật lao động năm 2019:

Tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

e) Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

Đối với trường hợp nêu trên của bạn, vì bạn là cá nhân muốn bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình khi đòi Công ty phải có trách nhiệm chi trả 02 tháng tiền lương thì rơi vào trường hợp bắt buộc phải thông qua thủ tục hòa giải mới đủ điều kiện để khởi kiện tại Tòa án.


I. Thủ tục hòa giải:

Về thủ tục hòa giải tranh chấp về lao động thì theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019 đã quy định trình tự, tục hòa giải như sau:

  1. Giải tranh chấp lao động của hòa giải viên lao động

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hòa giải viên lao động nhận được yêu cầu từ bên yêu cầu giải quyết tranh chấp hoặc từ Sở lao động – Thương binh và Xã hội thì hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.

- Tại phiên họp hòa giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể ủy quyền cho người khác tham gia phiên họp hòa giải.

- Hòa giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ các bên thương lượng để giải quyết tranh chấp.

- Trường hợp các bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.

- Trường hợp các bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét. Nếu các bên chấp nhận phương án hòa giải thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.

- Trường hợp phương án hòa giải không được chấp nhận hoặc có bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải không thành. Biên bản hòa giải không thành phải có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hòa giải viên lao động.

-  Trường hợp một trong các bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì người lao động có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.

  1. Giải quyết tranh chấp lao động của Hội đồng trọng tài lao động

- Trên cơ sở đồng thuận, các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp trong trường hợp hết thời hạn hòa giải của hòa giải viên lao động mà không tiến hành hòa giải hoặc hòa giải không thành của hòa giải viên lao động. Khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp, các bên không được đồng thời yêu cầu Tòa án giải quyết.

- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động, Ban trọng tài lao động phải được thành lập để giải quyết tranh chấp.

- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Ban trọng tài lao động được thành lập, Ban trọng tài lao động phải ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp và gửi cho các bên tranh chấp.

- Trường hợp hết thời hạn phải thành lập Ban trọng tài lao động, nhưng không thành lập hoặc hết thời hạn quy định mà Ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết tranh chấp thì người lao động có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

- Trường hợp, Ban trọng tài lao động đã ra quyết định giải quyết tranh chấp lao động về việc người sử dụng lao động phải chi trả lương cho người lao động, nhưng người sử dụng lao động vẫn không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động thì người lao động vẫn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

II. Thủ tục khởi kiện:

1. Thẩm quyền giải quyết:

Căn cứ Khoản 1, Điều 32; điểm a, Khoản 1, Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì người lao động có thể khởi kiện tại nơi người sử dụng cư trú hoặc trụ sở nếu người sử dụng lao động là cơ quan, tổ chức. Đồng thời, căn cứ tại điểm đ, Khoản 1, Điều 40 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì người sử dụng kiện đòi tiền lương, nên có liên quan tới quyền lợi hợp pháp của người lao động. Vì thế, người lao động vẫn có thể kiện đòi tiền lương tại nơi cư trú của mình.

Chính vì vậy, trong trường hợp của bạn, bạn có thể kiện đòi tiền lương tại Tòa án là nơi đặt trụ sở của Công ty may mặc kia hoặc tại nơi cư trú của mình.

2. Hồ sơ cần chuẩn bị:

- Đơn khởi kiện (Theo mẫu của Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao);

- Căn cước công dân/hộ chiếu của bạn;

- Hợp đồng lao động; các tài liệu, chứng cứ khác thể hiện có quan hệ lao động (như các tin nhắn trao đổi, sao kê tài khoản ngân hàng,…);

- Biên bản hòa giải không thành của hòa giải viên lao động hoặc trọng tài lao động.

3. Về tạm ứng án phí/án phí: Căn cứ điểm a, Khoản 1, Điều 12 Nghị quyết 326 thì trường hợp người lao động khởi kiện đòi tiền lương thuộc trường hợp được miễn nộp tiền án phí.

4. Thời hạn xem xét đơn khởi kiện:

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

-  Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:

a) Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;

b) Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn theo quy định;

c) Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;

d) Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

5 Thời hạn chuẩn bị xét xử:

Căn cứ điểm b, Khoản 1, Điều 203 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì đối với các vụ án ở Điều 30 và Điều 32 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì thời hạn chuẩn bị xét xử là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Trong đó, tại Điều 32 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì trường hợp này thuộc những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Do đó, đối với trường hợp đòi tiền lương của bạn là tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, nên thời hạn chuẩn bị xét xử sẽ là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.

Tuy nhiên, nếu vụ án nêu trên có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá 01 tháng.

6. Thời hạn xét xử:

Căn cứ tại Khoản 3, 4 Điều 203 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 có quy định:

"3. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều này, tùy từng trường hợp, Thẩm phán ra một trong các quyết định sau đây:

a) Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự;

b) Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;

c) Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;

d) Đưa vụ án ra xét xử.

4. Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng."

Vì thế, nếu không có gì thay đổi hoặc những nguyên nhân khách quan khác trong quá trình giải quyết vụ án tranh chấp đòi lại tiền lương của bạn khi khởi kiện tại Tòa án thì thời gian giải quyết tối đa là 4 tháng.

 

Ngoài ra, việc hòa giải và khởi kiện như trên thì còn một cách nữa cho bạn có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình là khiếu nại và khởi kiện hành vi hành chính đối việc Công ty đã không chi trả lương cho bạn.

Căn cứ tại Khoản 1, 2 Điều 15 Nghị định Số 24/2018/NĐ-CP:

1. Người sử dụng lao động có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi về lao động, an toàn, vệ sinh lao động của mình bị khiếu nại.

2. Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động khi người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu của người sử dụng lao động hoặc đã hết thời hạn quy định tại Điều 20 Nghị định Số 24/2018/NĐ-CP mà khiếu nại không được giải quyết"

Tại Điều 20 Nghị định Số 24/2018/NĐ-CP có quy định về thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu như sau: 

1. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.

2. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý”

Trường hợp người lao động không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai của Chánh thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở hoặc quá thời hạn quy định tại Điều 28 Nghị định Số 24/2018/NĐ-CP mà khiếu nại không được giải quyết thì người lao động có quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án theo quy định của  pháp luật Tố tụng hành chính.

 

Mọi vướng mắc xin hãy liên hệ với chúng tôi, gặp trực tiếp các luật sư, chuyên gia pháp lý để được tư vấn 24/7, hỗ trợ giải quyết vấn đề của bạn nhanh chóng qua Tổng đài tư vấn miễn phí: 0968.90.96.95 - 0978.90.96.95, xin chân thành cảm ơn.

 

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
15-05-2021

Đánh giá

Chào mừng Quý khách hàng đã ghé thăm  CO-OP LAW. Nếu Quý khách hàng có bất cứ vướng mắc về pháp luật hoặc cần sự hỗ trợ từ các luật sư/chuyên gia pháp lý của CO-OP LAW, vui lòng liên hệ ngay qua số Hotline:  0968.90.96.95 hoặc 0978.90.96.95 để được tư vấn miễn phí.
Đang truy cập: 8
Trong ngày: 60
Trong tuần: 440
Lượt truy cập: 123139

CÔNG TY LUẬT CO-OPERATIVE LAW

Là đơn vị chuyên Tư vấn và Hỗ trợ pháp luật toàn diện và chuyên nghiệp tại Việt Nam.

Với nhiều luật sư và chuyên gia trên nhiều lĩnh vực, chúng tôi tự hào có một đội ngũ có trình độ chuyên môn cao, uy tín khi đã giải quyết thành công các vụ/việc pháp lý trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: Hoạt động doanh nghiệp, M&A, Tài chính - Ngân hàng, đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động và kế toán - thuế,...

 

 

ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ:

 

- Tại Hồ Chí Minh: Lầu 14, Tòa nhà HM Town, Số 412 Đường Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Tại Tây Nguyên: Số 91 Đường Lê Thị Hồng Gấm, phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam

- Tại Hà Nội: Tầng 7, Tòa nhà Zen Tower, Số 12 Đường khuất Duy Tiến, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

 

 

 

Hotline: 0978.90.96.95 - 0963312880 

Mail: Info@cooplaw.com.vn