co-op_law_1

🏠 Trụ sở chính: Lầu 14, Tòa nhà HM Town, Số 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Những vấn đề cần chú ý khi bắt tay soạn thảo hợp đồng thương mại


Soạn thảo hợp đồng là một trong những kỹ năng quan trọng mà người hành nghề luật cần phải có. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc soạn thảo hợp đồng cũng diễn ra một cách trơn tru, đặc biệt đối với những người chưa có nhiều kinh nghiệm. Do vậy, bài viết này sẽ tập trung vào những vấn đề cần chú ý khi bắt tay vào soạn thảo hợp đồng thương mại, mời quý bạn đọc tham khảo.   

 tm1

Hợp đồng thương mại 

1. Quy định của pháp luật về Hợp đồng thương mại: 

1.1 Căn cứ pháp lý: 

  • Luật thương mại 2005. 
  • Bộ luật dân sự 2015.

1.2 Hợp đồng thương mại được hiểu như thế nào?

Dựa trên quy định của Luật thương mại 2005, hợp đồng thương mại được hiểu là giao dịch giữa các bên, trong đó các bên là thương nhân, hoặc một bên trong số họ là thương nhân. 

Trong luật thương mại không có quy định rõ ràng định nghĩa thế nào được xem là hợp đồng thương mại, tuy nhiên, khoản 1 điều 3 Luật thương mại 2005 lại có định nghĩa về hoạt động thương mại như sau: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.”

tm2

Hợp đồng thương mại 

2. Cần lưu ý những điểm gì khi soạn thảo Hợp đồng thương mại?

Với những người chưa từng soạn thảo hợp đồng thương mại, thì có thể tham khảo các mẫu hợp đồng có trên mạng, trên sách hoặc những bản hợp đồng mà công ty đã ký trước đó. Ngoài ra, khi soạn thảo hợp đồng thương mại nên lưu ý những điểm sau:

2.1 Về chủ thể giao kết Hợp đồng:

Trước khi bắt tay vào soạn thảo hợp đồng, cần phải nắm rõ thông tin của các bên một cách chính xác. Việc tìm hiểu về chủ thể của hợp đồng là vấn đề đầu tiên và tối quan trọng được thể hiện qua hai trường hợp cụ thể như sau: 

  • Nếu chủ thể là doanh nghiệp, bạn phải biết được Giấy đăng ký doanh nghiệp của họ, ai là người đại diện theo pháp luật, mã số doanh nghiệp, địa chỉ công ty,... Mọi thông tin đều phải rõ ràng, minh bạch, thông tin càng mơ hồ thì càng khó có thể tin cậy. Ngoài ra, đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp phải có giấy phép kinh doanh. 
  • Nếu chủ thể giao kết hợp đồng thương mại là cá nhân, thì thông tin đầu tiên cần nắm được là giấy tờ tùy thân (chứng minh thư, căn cước công dân,...). Việc ký kết hợp đồng với một cá nhân có thông tin không minh bạch thì rất đáng lo ngại. Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp người ký kết không biết đối phương là ai, hoặc thông tin giấy tờ giả mạo dẫn đến việc những rắc rối không đáng có.

2.2 Đối tượng của Hợp đồng:

Theo Luật thương mại 2005, đối tượng của hợp đồng thương mại là hàng hóa hoặc công việc, dịch vụ mà các bên trao đổi để một bên có thể cung cấp cho bên còn lại. Bên cạnh đó, đối tượng của hợp đồng phải là những hàng hóa mà pháp luật không cấm. 

Khi soạn thảo cần ghi thông tin chi tiết về hàng hóa, dịch vụ mà các bên thỏa thuận. Đơn cử, nếu đối tượng của hợp đồng thương mại là hàng hóa, khi soạn thảo cần ưu tiên ghi đầy đủ các thông tin như dưới đây: 

  • Hàng hóa gì?
  • Số lượng bao nhiêu?
  • Chất lượng hàng hóa như thế nào?
  • Chủng loại. 
  • Giá thành của hàng hóa. 

Nếu đối tượng của hợp đồng là công việc nào đó (ví dụ như hợp đồng gia công hàng hóa) thì phải xác định rõ:

  • Cách thức thực hiện công việc như thế nào?
  • Ai là người thực hiện? 
  • Những yêu cầu về trình độ? 
  • Kết quả của quá trình thực hiện công việc này là gì? 

2.3 Các điều khoản về giá cả, thanh toán: 

Trong hợp đồng phải có ghi rõ thông tin về giá cả của hàng hóa, bao gồm giá trị của hàng hóa là bao nhiêu (theo đồng tiền nào), cách xác định giá trị như thế nào trong trường hợp có sự thay đổi về giá trị thị trường của hàng hóa. 

Về việc quy định nghĩa vụ thanh toán, trong hợp đồng cần có những điều khoản rõ ràng về:

  • Thời hạn thanh toán: Thanh toán trong thời gian bao lâu, hạn chót để thanh toán là khi nào.
  • Phương thức thanh toán: Có thể là thanh toán bằng chuyển khoản, bằng tiền mặt, thanh toán bằng chứng từ L/C hoặc các phương thức thanh toán khác. 
  • Thanh toán bằng ngoại tệ hay đồng Việt Nam. 
  • Địa điểm thanh toán: rõ ràng, cụ thể, thanh toán ở đâu, vào thời gian nào. 

Tương tự, chúng ta có một ví dụ về soạn thảo hình thức thanh toán theo phương thức “thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản” dưới đây: 

Hình thức thanh toán : Thanh toán bằng tiền mặt tại văn phòng của XYZ hoặc chuyển khoản bằng tiền VNĐ vào tài khoản của XYZ như sau:

Tên chủ tài khoản:

Số tài khoản:

Tại: Ngân hàng A – Chi Nhánh Đông Sài Gòn. 

2.4 Phạt vi phạm và Bồi thường thiệt hại:

Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại là hai vấn đề nên được bổ sung khi soạn thảo hợp đồng. Nếu trong hợp đồng không thể hiện rõ những vấn đề này thì khi có vi phạm xảy ra hoặc thiệt hại xảy ra, rất khó để yêu cầu bên vi phạm có trách nhiệm đối với những cam kết đã thỏa thuận từ trước đó. 

Bản chất của phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại là khác nhau, không nên nhầm lẫn hai khái niệm này khi soạn thảo hợp đồng. 

2.5  Về điều khoản phạt vi phạm:

  • Lưu ý, chế tài này chỉ được áp dụng trong trường hợp hai bên có sự thỏa thuận phạt vi phạm từ trước. 
  • Mặc dù pháp luật không bắt buộc, nhưng khi soạn thảo hợp đồng cũng nên bổ sung điều khoản này, Tòa án sẽ không giải quyết những trường hợp hợp đồng không ghi rõ điều khoản phạt vi phạm. 
  • Thỏa thuận phạt vi phạm không vượt quá mức 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, theo quy định tại Điều 301 Luật thương mại 2005

Về điều khoản bồi thường thiệt hại: Nên ghi rõ trong hợp đồng là bồi thường như thế nào trong trường hợp có thiệt hại xảy ra. 

2.6 Đơn phương chấm dứt hợp đồng: 

Khi soạn thảo hợp đồng thương mại phải nêu rõ những trường hợp nào một bên được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng. Thực tế cho thấy, nhiều trường hợp một bên tự ý chấm dứt hợp đồng với những lý do rất vô lý, tuy nhiên trong hợp đồng lại không có quy định dẫn đến xung đột giữa các bên.

2.7 Hình thức của Hợp đồng: 

Theo Luật thương mại 2005, hình thức của hợp đồng rất đa dạng, có thể bằng văn bản, bằng lời nói, hoặc bằng hành vi. Tuy nhiên, chú ý đối với một số loại hợp đồng thương mại, cụ thể như hợp đồng dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại (khoản 2 điều 130 Luật thương mại 2005) thì phải được lập bằng văn bản hoặc bằng các hình thức khác có giá trị tương đương, nên lưu ý vấn đề này khi soạn thảo hợp đồng.  

 

Trên đây là bài viết giải đáp một số vấn đề liên quan đến những vấn đề cần chú ý khi bắt tay soạn thảo hợp đồng thương mại của Luật sư tư vấn tại Co-op Law. Quý bạn đọc còn bất kỳ vướng mắc nào hay cần hỗ trợ, xin hãy liên hệ với chúng tôi ngay để gặp trực tiếp các luật sư, chuyên gia pháp lý trong lĩnh vực trên để được hỗ trợ, tư vấn MIỄN PHÍ 24/7 qua Hotline: 0968.90.96.95 - 0978.90.96.95, xin chân thành cảm ơn.

 

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
15-06-2021

Đánh giá

Chào mừng Quý khách hàng đã ghé thăm  CO-OP LAW. Nếu Quý khách hàng có bất cứ vướng mắc về pháp luật hoặc cần sự hỗ trợ từ các luật sư/chuyên gia pháp lý của CO-OP LAW, vui lòng liên hệ ngay qua số Hotline:  0968.90.96.95 hoặc 0978.90.96.95 để được tư vấn miễn phí.
Đang truy cập: 26
Trong ngày: 69
Trong tuần: 402
Lượt truy cập: 129087

CÔNG TY LUẬT CO-OPERATIVE LAW

Là đơn vị chuyên Tư vấn và Hỗ trợ pháp luật toàn diện và chuyên nghiệp tại Việt Nam.

Với nhiều luật sư và chuyên gia trên nhiều lĩnh vực, chúng tôi tự hào có một đội ngũ có trình độ chuyên môn cao, uy tín khi đã giải quyết thành công các vụ/việc pháp lý trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: Hoạt động doanh nghiệp, M&A, Tài chính - Ngân hàng, đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động và kế toán - thuế,...

 

 

ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ:

 

- Tại Hồ Chí Minh: Lầu 14, Tòa nhà HM Town, Số 412 Đường Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Tại Tây Nguyên: Số 91 Đường Lê Thị Hồng Gấm, phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam

- Tại Hà Nội: Tầng 7, Tòa nhà Zen Tower, Số 12 Đường khuất Duy Tiến, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

 

 

 

Hotline: 0978.90.96.95 - 0963312880 

Mail: Info@cooplaw.com.vn