(ảnh minh họa)
Căn cứ theo khoản 3 Điều 34 Bộ luật lao động năm 2019 thì một trong những căn cứ để chấm dứt hợp đồng là “hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động”. Đây là cách nhanh chóng và thuận tiện nhất cho các bên. Thỏa thuận này dựa trên ý chí tự nguyện: người lao động chấm dứt công việc, người sử dụng lao động chấm dứt việc sử dụng lao động và thanh toán tiền lương. Tùy vào từng trường hợp mà quan hệ lao động sẽ chấm dứt sau một tuần, hai tuần hay thậm chí là ngay lập tức. Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động sẽ giúp các bên đạt được sự thống nhất cao, vui vẻ và thiện chí. Về thủ tục chung thì các bên chỉ cần lập văn bản thể hiện rõ ý muốn thống nhất chấm dứt hợp đồng lao động có xác nhận của các bên.
Trong trường hợp người sử dụng lao động muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì căn cứ theo Điều 36 Bộ luật lao động năm 2019 cần phải có lý do đúng và thủ tục đúng.
- Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
- Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động;
- Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;
- Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định;
- Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
- Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;
- Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.
- Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
- Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
- Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 35 Bộ luật lao động 2019;
- Đối với trường hợp vì lý do người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc thì cần phải đối chiếu với quy chế lao động, nội dung của hợp đồng lao động. Để xác định như thế nào là không hoàn thành công việc, các văn bản chứng minh yếu tố “thường xuyên” không hoàn thành công việc...
- Đối với trường hợp người lao động bị tai nạn, ốm đau theo điểm b khoản 1 Điều 35 Bộ luật lao động năm 2019 thì phải có giấy xin nghỉ điều trị của người lao động, giấy xác nhận của cơ sở y tế thời gian nhập và xuất viện của người lao động...
- Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh thì người sử dụng lao động cần chuẩn bị đầy đủ văn bản, thông báo về phương án giải quyết lao động và phải trao đổi với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở...
- Đối với trường hợp người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động với lý do là người lao động tự ý nghỉ việc thì phải có bản chấm công chứng minh được người lao động đã không đến nơi làm việc quá 5 ngày liên tục mà không có lý do chính đáng...
Như vậy, tùy từng trường hợp mà người sử dụng lao động cần phải đáp ứng đủ các điều kiện để chứng minh lý do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động là hợp pháp. Không phải lúc nào việc chấm dứt cũng diễn ra suôn sẻ, chỉ cần một thiếu sót nhỏ trong quá trình xử lý hồ sơ nhân sự, không đáp ứng được quy định của pháp luật sẽ gây cho doanh nghiệp những rủi ro rất lớn.
Người gửi / điện thoại
Đánh giá
CÔNG TY LUẬT CO-OPERATIVE LAW
Là đơn vị chuyên Tư vấn và Hỗ trợ pháp luật toàn diện và chuyên nghiệp tại Việt Nam.
Với nhiều luật sư và chuyên gia trên nhiều lĩnh vực, chúng tôi tự hào có một đội ngũ có trình độ chuyên môn cao, uy tín khi đã giải quyết thành công các vụ/việc pháp lý trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: Hoạt động doanh nghiệp, M&A, Tài chính - Ngân hàng, Đất đai, Sở hữu trí tuệ, Lao động và Kế toán - thuế,...
ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ:
- Tại Hồ Chí Minh: Lầu 14, Tòa nhà HM Town, Số 412 Đường Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Tại Tây Nguyên: Số 91 Đường Lê Thị Hồng Gấm, phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam
- Tại Hà Nội: Tầng 7, Tòa nhà Zen Tower, Số 12 Đường khuất Duy Tiến, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline: 0968.90.96.95 - 0978.90.96.95
Mail: Info@cooplaw.com.vn