co-op_law_1

🏠 Trụ sở chính: Lầu 14, Tòa nhà HM Town, Số 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Điều khoản phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại

 

Hợp đồng là sự THỎA THUẬN giữa các bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ. Nhằm đảm bảo các thỏa thuận được thực thi trên thực tế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên có quyền, pháp luật quy định khi bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ thì tùy tính chất, mức độ vi phạm thì phải chịu những loại trách nhiệm pháp lý tương ứng.

anticipatory-breach-of-contractVi phạm thỏa thuận trong hợp đồng

1.   Các loại chế tài trong thương mại

Luật Thương mại năm 2005 quy định cụ thể 6 loại chế tài trong thương mại, bao gồm:

  • Buộc thực hiện đúng hợp đồng.
  • Phạt vi phạm.
  • Buộc bồi thường thiệt hại.
  • Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.
  • Đình chỉ thực hiện hợp đồng.
  • Huỷ bỏ hợp đồng.

Ngoài ra, Luật còn quy định các bên có thể thoả thuận các biện pháp khác có bản chất và chức năng của chế tài trong thương mại, miễn là thỏa thuận đó không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.

Trong đó, biện pháp phạt vi phạm và biện pháp bồi thường thiệt hại pháp sinh trách nhiệm tài sản đối với bên vi phạm hợp đồng.

1

Phạt vi phạm hợp đồng

2.   Phân biệt phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại 

Tiêu chí

Phạt vi phạm

Bồi thường thiệt hại

Cơ sở pháp lý

Điều 300 Luật Thương mại năm 2005

Điều 302 Luật Thương mại năm 2005

Khái niệm

Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận

=> Bên bị vi phạm chỉ được phạt bên vi phạm khi có thỏa thuận trong hợp đồng

Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm

=> Được bồi thường thiệt hại ngay cả khi không có thỏa thuận

Mục đích

- Ngăn ngừa các hành vi vi phạm có thể xảy ra khi giao kết hợp đồng nhằm bảo vệ lợi ích của các bên trong hợp đồng;

- Nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi bên khi thực hiện hợp đồng.

- Bảo vệ lợi ích của bên bị vi phạm;

- Khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây nên, bù đắp thiệt hại vật chất cho bên bị vi phạm.

Căn cứ áp dụng chế tài

thỏa thuận áp dụng phạt vi phạm trong hợp đồng.

Lưu ý: Không cần có thiệt hại thực tế xảy ra, chỉ cần chứng minh có hành vi vi phạm hợp đồng và có lỗi của bên vi phạm (lỗi suy đoán)

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ 3 yếu tố:

- Có hành vi vi phạm hợp đồng;

- Có thiệt hại thực tế;

- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế, hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.

Lưu ý: Bên bị vi phạm phải có nghĩa vụ chứng minh tổn thất và hạn chế tổn thất.

Mức áp dụng chế tài

Mức phạt hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm

Lưu ý: Mức phạt tính theo “giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm”, chứ không phải là “giá trị hợp đồng”.

Phạm vi bồi thường thiệt hại gồm:

-  Giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra.

-    Khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

Tiền lãi trên số tiền chậm trả (Điều 306 Luật Thương mại năm 2005)


3. Mối quan hệ giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại

  • Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại.
  • Do bản chất của phạt vi phạm là phải có thỏa thuận trong hợp đồng nên khi có vi phạm xảy ra mà giữa các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

4. Bình luận về mức phạt vi phạm trong hợp đồng thương mại

53581

Mức phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng

Theo Điều 301 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.”

Có thể thấy một mặt các bên được thỏa thuận mức phạt tối đa đối với nhiều hành vi vi phạm nhưng một mặt lại khống chế ở mức tối đa là 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.

Như vậy, trong trường hợp các bên thỏa thuận mức phạt vi phạm đối với nhiều vi phạm là 10% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm thì bên bị vi phạm cũng chỉ được quyền yêu cầu phạt vi phạm bằng 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Phần giá trị thỏa thuận vượt quá 2% không có giá trị, thỏa thuận bị vô hiệu một phần.

Việc khống chế mức trần cho thấy chế tài phạt vi phạm trong Luật Thương mại chủ yếu có chức năng “trừng phạt” do không thực hiện đúng hợp đồng và đảm bảo cho bên vi phạm không phải chịu ở mức phạt quá cao vì chức năng đền bù thiệt hại đã được thuộc về chế tài bồi thường thiệt hại.

Con số 8% khó có thể nói là hợp lý hay không? Phạt vi phạm ở mức nào là hợp lý hơn? Bên cạnh đó, khi pháp luật chuyên ngành quy định khác về mức phạt này sẽ áp dụng mức phạt đó. Ví dụ  khoản 2 Điều 146 Luật Xây dựng năm 2014 quy định đối với công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước thì mức phạt hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. 

 

Trên đây là bài viết giải đáp một số vấn đề liên quan đến chế tài trong việc thực hiện hợp đồng thương mại của Luật sư tư vấn tại Co-op Law. Quý bạn đọc còn bất kỳ vướng mắc nào hay cần hỗ trợ, xin hãy liên hệ với chúng tôi ngay để gặp trực tiếp các luật sư, chuyên gia pháp lý trong lĩnh vực trên để được hỗ trợ, tư vấn MIỄN PHÍ qua Hotline:  0968.90.96.95 - 0978.90.96.95, đặt lịch hẹn qua trang web này hoặc gửi thông tin qua mail: cooplaw.co@gmail.com để nhận được sự hỗ, tư vấn một cách nhanh chóng

In bài viết

 

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
01-05-2021

Đánh giá

Chào mừng Quý khách hàng đã ghé thăm  CO-OP LAW. Nếu Quý khách hàng có bất cứ vướng mắc về pháp luật hoặc cần sự hỗ trợ từ các luật sư/chuyên gia pháp lý của CO-OP LAW, vui lòng liên hệ ngay qua số Hotline:  0968.90.96.95 hoặc 0978.90.96.95 để được tư vấn miễn phí.
Đang truy cập: 3
Trong ngày: 87
Trong tuần: 363
Lượt truy cập: 138602

CÔNG TY LUẬT CO-OPERATIVE LAW

Là đơn vị chuyên Tư vấn và Hỗ trợ pháp luật toàn diện và chuyên nghiệp tại Việt Nam.

Với nhiều luật sư và chuyên gia trên nhiều lĩnh vực, chúng tôi tự hào có một đội ngũ có trình độ chuyên môn cao, uy tín khi đã giải quyết thành công các vụ/việc pháp lý trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: Hoạt động doanh nghiệp, M&A, Tài chính - Ngân hàng, Đất đai, Sở hữu trí tuệ, Lao động và Kế toán - thuế,...

 

 

ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ:

 

- Tại Hồ Chí Minh: Lầu 14, Tòa nhà HM Town, Số 412 Đường Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Tại Tây Nguyên: Số 91 Đường Lê Thị Hồng Gấm, phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam

- Tại Hà Nội: Tầng 7, Tòa nhà Zen Tower, Số 12 Đường khuất Duy Tiến, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

 

 

 

Hotline: 0968.90.96.95 - 0978.90.96.95

Mail: Info@cooplaw.com.vn