co-op_law_1

🏠 Trụ sở chính: Lầu 14, Tòa nhà HM Town, Số 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Có nên thỏa thuận trọng tài khi có tranh chấp thương mại


Bắt nguồn từ sự tự nguyện, nguyên tắc thỏa thuận, tự do ý chí của các chủ thể trong lĩnh vực dân sự - thương mại, pháp luật cho phép các chủ thể trong lĩnh vực này được chọn việc giải quyết tranh chấp theo cách truyền thống là tại Tòa án hoặc thỏa thuận trọng tài thương mại. Mỗi cách đều có những ưu nhược điểm riêng, doanh nghiệp nên cân nhắc tùy thuộc vào điều kiện, mục tiêu, hoàn cảnh của mình để lựa chọn phương pháp tối ưu nhất. Dưới đây là tư vấn của CO-OP LAW về việc CÓ NÊN THỎA THUẬN TRỌNG TÀI KHI CÓ TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI. 

giai-quyet-tranh-chap-qua-viac-hinh-viac-2048x1412

                                      Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam VIAC

I. Cơ sở pháp lý.

Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

Luật Trọng tài Thương mại 2010

Luật Thương mại 2005.

II. Khái quát chung về tranh chấp thương mại.

Khi có tranh chấp phát sinh thì tất yếu phải giải quyết để không làm cản trở quá trình kinh doanh cũng như phát sinh thêm các rủi ro không đáng có này. Giải quyết tranh chấp được hiểu là xử lý những mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật. Pháp luật đã dự liệu được sẽ có phát sinh tranh chấp trong quá trình các bên giao kết hợp đồng nên đã quy định các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại gồm bốn (04) hình thức sau đây:

  • Thương lượng: là hình thức giải quyết tranh chấp kinh tế, theo đó các bên tự bàn bạc để thống nhất cách thức loại trừ tranh chấp mà không cần tới sự tác động hay giúp đỡ của người thứ ba. Phương án giải quyết mà các bên đạt được qua thương lượng được các bên thực hiện trên tinh thần tự nguyện. Thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp đơn giản, gọn nhẹ, nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, thương lượng chỉ thích hợp giải quyết những tranh chấp giá trị nhỏ, các bên tranh chấp có thiện chí, hiểu biết pháp luật và có nhiều kinh nghiệm tranh tụngtrên thương lượng.
  • Hòa giải: là thuyết phục các bên tranh chấp tự giải quyết tranh chấp của mình một cách ổn thỏa, việc hòa giải được tiến hành sau khi thương lượng giữa các bên đã không đạt được kết quả. Việc hòa giải thường được thông qua bên thứ ba (gọi là bên hòa giải).
  • Trọng tài: đây là phương thức giải quyết thông qua tổ chức trọng tài, kết quả là sự phán quyết của trọng tài sau khi xem xét đến tranh chấp của các bên có giá trị buộc các bên phải thi hành. Các quy định về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài doLuật trọng tài thương mại 2010 quy định.
  • Toà án: là phương thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của cơ quan nhà nước. Cơ quan xét xử sẽ nhân danh quyền lực nhà nước để xử lý tranh chấp phát sinh theo trình tự, thủ tục chặt chẽ. Quyết định, bản án giải quyết tranh chấp mang tính cưỡng chế thi hành cao. Giải quyết bằng Tòa án phải tuân thủ Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

III. Ưu nhược điểm khi giải quyết tranh chấp tại Tòa Án.

  • Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng Tòa án bao gồm:
    • Thủ tục giải quyết vụ án tại tòa sơ thẩm gồm có khởi kiện, thụ lý vụ án, hòa giải và chuẩn bị xét xử, mở phiên tòa;
    • Thủ tục xét xử phúc thẩm nếu có kháng cáo;
    • Thủ tục xét xử lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật: bao gồm thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm.
  1. Ưu điểm:
  • Tòa án là cơ quan xét xử của Nhà nước nên phán quyết của nó có tính cưỡng chế cao. Trường hợp các bên không chấp hành phán quyết của tòa án thì sẽ bị cưỡng chế. Bởi vậy, quyền lợi của bên thắng kiện sẽ được đảm bảo, nếu bên thua kiện có tài sản để thi hành án.
  • Tiến hành hoà giải tại Toà án cũng được các bên chú trọng, Toà án sẽ tổ chức hoà giải nếu hai bên không đạt được thoả thuận chung thì sẽ tiến hành thủ tục xét xử tại Toà án.
  1. Nhược điểm:
  • Việc giải quyết tại Toà án phải tuân theo quy định thủ tục tương đối lâu có thể ảnh hưởng đến các bên trọng hoạt động kinh doanh vì yếu tố về thời gian rất quan trọng trong kinh doanh.

IV. Ưu nhược điểm khi thỏa thuận trọng tài giải quyết tranh chấp thương mại

"Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực thương mại, tương đương với tòa án. Trọng tài thương mại có cơ chế để được đảm bảo thi hành án giống như bản án, quyết định của tòa. Đặc biệt, phán quyết của trọng tài thương mại tại Việt Nam được công nhận tại hơn 140 nước trên thế giới"

  1. Ưu điểm:

  • Các bên có thể lựa chọn trọng tài viên giải quyết nên chủ động và dễ dàng hơn để giải quyết
  • Thủ tục linh hoạt, đơn giản, các bên có thể chủ động về thời gian và địa điểm giải quyết tranh chấp tùy vào từng trung tâm trọng tài.
  • Phán quyết của trọng tài không phải trải qua nhiều cấp xét xử sơ thẩm, phúc thẩm…. Vì vậy, thời gian giải quyết tương đối nhanh giúp cho hoạt động kinh doanh của các chủ thể không bị gián đoạn.
  1. Nhược điểm:

  • Hai bên nhất thiết phải có thỏa thuận trọng tài có hiệu lực và có thể thực hiện được.
  • Chi phí trọng tài thường cao hơn tòa án.
  • Tính cưỡng chế thi hành của trọng tài thường không cao bằng Tòa án.
  • Trong một số trường hợp, phán quyết của Trọng tài có thể bị hủy bởi quyết định của Tòa án theo Điều 68 Luật Trọng tài Thương mại 2010.

Trên đây là bài viết tư vấn về việc có nên thỏa thuận trọng tài khi giải quyết tranh chấp thương mại. Ngoài việc doanh nghiệp tự tìm hiểu, thì để đảm bảo hiệu quả và an toàn hơn cả, doanh nghiệp nên hỏi ý kiến của các luật sư, chuyên gia tư vấn luật thì sẽ có những quyết sẽ có những quyết định chính xác hơn về việc nên chọn Trọng tài thương mại hay đi theo cách truyền thống giải quyết bằng con đường Tòa án trong hoạt động thương mại nếu xảy ra tranh chấp. Nếu bạn cần chúng tôi tư vấn hãy liên hệ Hotline: 0978.90.96.95 hoặc số zalo: 037.979.6827 để được tư vấn, hỗ trợ miễn phí.

 

 

 

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
06-09-2021

Đánh giá

Chào mừng Quý khách hàng đã ghé thăm  CO-OP LAW. Nếu Quý khách hàng có bất cứ vướng mắc về pháp luật hoặc cần sự hỗ trợ từ các luật sư/chuyên gia pháp lý của CO-OP LAW, vui lòng liên hệ ngay qua số Hotline:  0968.90.96.95 hoặc 0978.90.96.95 để được tư vấn miễn phí.
Đang truy cập: 7
Trong ngày: 114
Trong tuần: 468
Lượt truy cập: 123229

CÔNG TY LUẬT CO-OPERATIVE LAW

Là đơn vị chuyên Tư vấn và Hỗ trợ pháp luật toàn diện và chuyên nghiệp tại Việt Nam.

Với nhiều luật sư và chuyên gia trên nhiều lĩnh vực, chúng tôi tự hào có một đội ngũ có trình độ chuyên môn cao, uy tín khi đã giải quyết thành công các vụ/việc pháp lý trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: Hoạt động doanh nghiệp, M&A, Tài chính - Ngân hàng, đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động và kế toán - thuế,...

 

 

ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ:

 

- Tại Hồ Chí Minh: Lầu 14, Tòa nhà HM Town, Số 412 Đường Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Tại Tây Nguyên: Số 91 Đường Lê Thị Hồng Gấm, phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam

- Tại Hà Nội: Tầng 7, Tòa nhà Zen Tower, Số 12 Đường khuất Duy Tiến, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

 

 

 

Hotline: 0978.90.96.95 - 0963312880 

Mail: Info@cooplaw.com.vn