co-op_law_1

🏠 Trụ sở chính: Lầu 14, Tòa nhà HM Town, Số 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Cổ đông có quyền rút cổ phần khỏi công ty cổ phần hay không?


Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần được quy định cụ thể tại khoản 3, Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020. Trên thực tế, trong quá trình quản lý và điều hành công ty, giữa các cổ đông có thể có sự bất đồng quan điểm hoặc có xung đột trong quá trình quản trị công ty. Một số trường hợp dẫn đến hệ quả tất yếu là cổ đông rút cổ phần khỏi công ty cổ phần. Vấn đề pháp lý đặt ra là cổ đông có quyền rút cổ phần khỏi công ty cổ phần hay không? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho quý độc giả một số thông tin cơ bản về vấn đề này như sau:

 

rut-von

1. Cơ sở pháp lý 

Luật Doanh nghiệp năm 2020 

2. Cổ phần là gì?

Căn cứ vào điểm a, Khoản 1, Điều 111 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì Cổ phần được hiểu là Vốn điều lệ được chia làm nhiều phần bằng nhau.

Ví dụ: Vốn điều lệ của một công ty cổ phần là 30 tỷ đồng, số vốn này được chia thành 10.000 phần bằng nhau. Như vậy sẽ có 10.000 cổ phần và mỗi cổ phần có giá trị là 3 triệu đồng.

3. Vấn đề rút cổ phần khỏi công ty cổ phần.

Căn cứ theo quy định của khoản 2, Điều 119 Luật Doanh nghiệp năm 2020 về nghĩa vụ của cổ đông cụ thể: 

“Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. Trường hợp có cổ đông rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định tại khoản này thì cổ đông đó và người có lợi ích liên quan trong công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút và các thiệt hại xảy ra.” 

Như vậy, cổ đông chỉ được rút vốn khỏi công ty cổ phần trong hai trường hợp: Công ty mua lại cổ phần hoặc người mua lại cổ phần.

3.1 Trường hợp thứ nhất: Công ty mua lại cổ phần 

Căn cứ tại Điều 132 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của chính mình trong trường hợp cổ đông đã biểu quyết không thông qua nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty.

Hình thức yêu cầu mua lại cổ phần phải được lập thành văn bản trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của cổ đông, số lượng cổ phần từng loại, giá dự định bán, lý do yêu cầu công ty mua lại. 

Thời hạn gửi yêu cầu đến công ty trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty.


Trường hợp thứ hai:  Cổ đông chuyển nhượng cổ phần cho người khác 

Theo quy định tại khoản 1, Điều 127 Luật Doanh nghiệp năm 2020, cổ đông có quyền được tự do chuyển nhượng cổ phần. Ngoại trừ các trường hợp sau đây:

Trường hợp ngoại trừ thứ nhất: Trong thời hạn 3 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có thể chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần cho người khác (không phải cổ đông sáng lập) nếu được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận. 

Hết thời hạn 03 năm, các hạn chế về việc chuyển nhượng được bãi bỏ, cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người khác mà không cần sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.

Trường hợp ngoại trừ thứ hai: Điều lệ công ty có quy định về việc hạn chế chuyển nhượng và việc hạn chế này chỉ có giá trị khi được nêu rõ trong cổ phiếu. 



Bài viết nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo căn cứ vào quy định pháp luật hiện hành!

 

Trong trường hợp, Quý vị cần chúng tôi giải đáp rõ hơn về các quy định pháp luật liên quan tới công ty cổ phần, vui lòng liên hệ số điện thoại: 0968.90.96.95 - 0978.90.96.95, tại trang web Cooplaw.com.vn hoặc gửi thư qua email: Info@cooplaw.com.vn.

 


Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
15-08-2023

Đánh giá

Chào mừng Quý khách hàng đã ghé thăm  CO-OP LAW. Nếu Quý khách hàng có bất cứ vướng mắc về pháp luật hoặc cần sự hỗ trợ từ các luật sư/chuyên gia pháp lý của CO-OP LAW, vui lòng liên hệ ngay qua số Hotline:  0968.90.96.95 hoặc 0978.90.96.95 để được tư vấn miễn phí.
Đang truy cập: 6
Trong ngày: 91
Trong tuần: 462
Lượt truy cập: 123176

CÔNG TY LUẬT CO-OPERATIVE LAW

Là đơn vị chuyên Tư vấn và Hỗ trợ pháp luật toàn diện và chuyên nghiệp tại Việt Nam.

Với nhiều luật sư và chuyên gia trên nhiều lĩnh vực, chúng tôi tự hào có một đội ngũ có trình độ chuyên môn cao, uy tín khi đã giải quyết thành công các vụ/việc pháp lý trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: Hoạt động doanh nghiệp, M&A, Tài chính - Ngân hàng, đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động và kế toán - thuế,...

 

 

ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ:

 

- Tại Hồ Chí Minh: Lầu 14, Tòa nhà HM Town, Số 412 Đường Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Tại Tây Nguyên: Số 91 Đường Lê Thị Hồng Gấm, phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam

- Tại Hà Nội: Tầng 7, Tòa nhà Zen Tower, Số 12 Đường khuất Duy Tiến, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

 

 

 

Hotline: 0978.90.96.95 - 0963312880 

Mail: Info@cooplaw.com.vn