co-op_law_1

🏠 Trụ sở chính: Lầu 14, Tòa nhà HM Town, Số 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Các rủi ro tiềm ẩn khi vay qua App


Nở rộ app cho vay tiền xuất phát từ những tổ chức tài chính bất hợp pháp, những tổ chức lừa đảo, núp bóng dưới cái mác công ty hoạt động kinh doanh tại Việt Nam và cho vay theo mô hình hoạt động của công ty tài chính nhưng lại không có giấy phép kinh doanh dịch vụ tài chính tại Việt Nam. Do đó, để có thể tránh được những hậu quả khôn lường khi vay tiền qua các app lừa đảo này thì bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ những rủi ro khi vay tiền qua các app và từ đó có thể tìm ra các biện pháp đề phòng việc vay tiền qua các app cho vay.

111111111111111

I. Những thủ tục cần thực hiện khi vay tiền qua app

App vay tiền online (ứng dụng vay tiền trực tuyến) là một ứng dụng cho vay tín chấp, người đi vay không cần có tài sản bảo đảm và người cho vay thì dựa vào uy tín của người đi vay về thu nhập và khả năng trả nợ để cho vay. Các giao dịch được thực hiện trực tuyến, thông qua các trang web, các sàn giao dịch trực tuyến hoặc các ứng dụng được cài đặt trên điện thoại di động thông minh.

Có thể thấy, việc vay tiền qua các app không hề khó chút nào, một số app mà mọi người thường hay vay như Cashwagon, Tubevay, Vinvay, … chỉ bằng những thao tác đơn giản như tạo một tài khoản cung cấp thông tin cá nhân gồm hình ảnh, số chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi ở, nơi làm việc, số tài khoản ngân hàng và đồng ý các điều khoản trên hợp đồng điện tử do ứng dụng soạn sẵn (trong đó có điều khoản bắt buộc là người vay đồng ý cho ứng dụng truy cập vào danh bạ trên điện thoại di động). Sau khi người vay hoàn tất việc tạo tài khoản, ứng dụng sẽ tự động thông báo về hệ thống và có nhân viên của bộ phận cho vay tiếp nhận, liên lạc điện thoại với người vay để thẩm định, xác minh thông tin. Nếu người vay thỏa mãn đầy đủ điều kiện vay tiền, hệ thống tài khoản của công ty cho vay sẽ tự động chuyển tiền vào tài khoản cá nhân của người vay đã kê khai trước đó. Như vậy, chỉ trong vòng 5 phút là người vay đã sở hữu trong tay một số tiền mà không cần phải trải qua những thủ tục khó khăn, rườm rà, đặc biệt là phải gặp mặt trực tiếp khi vay tiền của các tổ chức tín dụng hợp pháp chẳng hạn như ngân hàng. Điều này đã dẫn đến các đối tượng vay tiền qua các app không tìm hiểu kĩ nguồn gốc của các app này từ đâu, có hợp pháp hay không, mà đã vay tiền một cách bất chấp nên dẫn đến những hậu quả không thể lường đối với bản thân và cả những người thân bên mình.

II. Những rủi ro khi vay tiền qua app cho vay

Các app vay tiền đã hoạt động lâu đời từ Mỹ, Anh và Nhật, … những app cho vay ở các quốc gia này đều chịu sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở quốc gia họ. Tuy nhiên, khi đến Việt Nam thì app này đã bị biến tướng, đa số tổ chức vận hành app vay tiền hiện nay là các tổ chức bất hợp pháp, không hề được cơ quan nhà nước cấp phép, các tổ chức này giả mạo dưới hình thức là công ty tư vấn đầu tư, môi giới cho vay tiền hay nhiều ngân hàng thương mại hóa cổ phần đã lập ra các công ty tài chính, hoạt động ngầm để cho vay tiền.

Theo như quảng cáo của các app cho vay là vay tiền với lãi suất thấp, sự quảng cáo này không hề sai với thực tế khi vay, cụ thể như lãi suất 0,6%/tháng tại app cho vay của công ty cổ phần MFINANCE – SMART CREDIT, Theo Khoản 1 Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 thì mức lãi suất cho vay do các bên thỏa thuận nhưng không quá 20%/năm. Do đó, mức lãi suất quy định của công ty cổ phần MFINANCE – SMART CREDIT vẫn theo quy đinh pháp luật nhưng thật ra lãi suất mà người vay phải chịu rất lớn mà người vay không hề biết trước, được trá hình bằng các khoản phí như phí quản lý tài khoản khoản vay 50.000 VND; phí quản lý tài khoản quá hạn 100.000 VND; lãi quá hạn quy định 150.000 VND/ 1 ngày quá hạn (chậm trả nợ); lãi vi phạm hợp đồng 10% - 1 tháng; phí bồi thường chấm dứt hợp đồng, hủy hợp đồng 20% số tiền vay.

Khi vay qua app thường bị trừ phí khá cao, gọi là phí dịch vụ được thu theo quy định của công ty, nhưng tính lãi thì tính đủ theo số tiền duyệt vay. Đặc biệt, trong hợp đồng điện tử có một điều khoản bắt buộc là người vay phải đồng ý cho ứng dụng truy cập vào danh bạ trên điện thoại di động. Nên khi đến hạn trả nợ mà người vay chưa thanh toán số nợ thì nhân viên bộ phận thu hồi nợ của công ty sẽ điện thoại cho tất cả những người trong danh bạ điện thoại của người vay gồm gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, … nhằm đe dọa, chửi bới và yêu cầu những người quen biết phải tác động tới người vay tiền chuyển tiền trả nợ cho chúng.

Nhằm để tăng doanh thu mà các tổ chức tín dụng đen này đã một lần nữa lừa gạt con nợ vay tiền liên tiếp nhiều app, vay tiền từ app này để trả tiền cho app kia, mà những app này chỉ thuộc một tổ chức bất hợp pháp nên số nợ ngày càng tăng, số tiền lãi nhân theo cấp số nhân hàng ngày.

Thậm chí, bằng những thủ đoạn tinh vi hơn mà các tín dụng đen đã lợi dụng uy tín của Tổ chức tài chính công nghệ (Fintech) hay ngân hàng VPBank và thông báo cho vay tín dụng cá nhân, sau đó yêu cầu người dùng đăng nhập vào đường link giả, download app giả mạo, nhập thông tin cá nhân. Và từ đó, tổ chức tín dụng bất hợp pháp sẽ lấy thông tin của nạn nhân để làm hợp đồng tín dụng, vay tiền mà nạn nhân không hề biết.

Cũng có trường hợp bị mất tiền oan trong khi nạn nhân chưa nhận được bất kì đồng nào từ app cho vậy, theo như chị N.T.H cho hay, để được vay tiền qua app của công ty cổ phần MFINANCE – SMART CREDIT thì người vay phải đáp ứng một trong hai điều kiện sau đây:

Thứ nhất, bên vay phải chứng minh bản thân có sở hữu tài sản có giá trị đảm bảo khoản vay (nhà, đất, căn hộ và xe ô tô) bằng cách là bên vay phải cung cấp giấy tờ tài sản đứng tên chủ sở hữu chính chủ bằng hình ảnh (hình ảnh giấy tờ gốc, chưa thực hiện cầm cố hay thế chấp ở các đơn vị tín dụng hoặc ngân hàng khác). Nếu chồng/vợ của bên vay đứng tên giấy tờ sở hữu tài sản đang thế chấp, yêu cầu bên vay cung cấp thêm giấy chứng nhận đăng ký kết hôn và sổ hộ khẩu gia đình.

Thứ hai, nếu bên vay không có những tài sản trên để bảo đảm khoản vay thì bên vay phải chứng minh khả năng chi trả khoản vay, bằng cách gửi 10% số tiền vay vào tài khoản thẩm định của bên cho vay do bộ phận giải ngân trong trong công ty vay cung cấp để chứng minh khả năng tài chính, khả năng chi trả nợ và tất toán đúng hạn khoản vay. Sau 10 – 15 phút khi xác minh hoàn tất hồ sơ thì tiền sẽ được chuyển trả vào tài khoản mà bên vay đã đăng ký khoản vay trên App.

Qua hai điều kiện trên thì có thể thấy điều kiện thứ hai là vô cùng bất hợp lý vì hiện nay chưa có tổ chức tín dụng hợp pháp nào yêu cầu người vay phải chứng minh khả năng tài chính của bản thân bằng cách chuyển tiền cho tổ chức cho vay. Do đó, có thể đây là trường hợp lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cũng may là chị N.T.H chưa chuyển khoản tiền 10% số tiền vay để chứng minh khả năng tài chính của mình. Không phải, ai cũng như chị H nhận ra được hành vi bất hợp pháp của các tổ chức tín dụng đen, có những người đã chuyển 10% vào tài khoản ngân hàng của tổ chức cho vay và sau đó thật không may, app cho vay thông báo người vay đăng nhập thông tin tài khoản sai và từ đó người vay đã mất trắng 10% số tiền vay.

III.   Những biện pháp đề phòng từ việc vay tiền qua app cho vay

Trong khi chờ có những cơ chế pháp lý quy định đối với trường hợp cho vay tiền qua app của cơ quan nhà nước thì người vay tiền muốn vay tiền qua app cần tìm các đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín, thể hiện đầy đủ các thông tin trên website như: Tên công ty, mã số doanh nghiệp, địa chỉ, các chính sách cụ thể về lãi suất vay (trả nợ trước hạn, chậm trả…), mẫu hợp đồng, trách nhiệm của các chủ thể tham gia giao dịch và đặc biệt là đọc kỹ các điều khoản trong hợp đồng điện tử được cung cấp qua app.

Nếu trong hợp đồng điện tử cho vay tiền có điều khoản bên vay phải cho phép app vay tiền truy cập vào danh bạ hay truy cập tài khoản mạng xã hội của mình thì người vay không nên giao kết hợp đồng điện tử đó vì điều này có thể ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của mình và những người trong danh bạ điện thoại sau này. Và điều khoản trong hợp đồng điện tử này cũng không đúng với những hợp đồng vay tiền khác, nếu bên cho vay cần số điện thoại thì họ chỉ yêu cầu người vay cung cấp số điện thoại của ba người thân với bên vay để phòng trường hợp người vay quên hạn trả tiền hay đảm bảo rằng những người thân của bên vay biết rằng bên vay có vay tiền của tổ chức tín dụng đó, chứ không phải được phép tự động truy cập số điện thoại của người vay, và sau đó người vay không thanh toán nợ vay thì lại đe dọa, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người thân của bên vay trên mạng xã hội, đây là hành vi vi phạm pháp luật, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hiện nay, Ở Việt Nam hiện nay, hành lang pháp lý cho mô hình Fintech, P2P (cho vay ngang hàng) hay hình thức cho vay qua các app của các ngân hàng vẫn còn thiếu, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đang phải xây dựng lại những quy định liên quan.

Các app hiện nay phát triển không chịu sự ràng buộc nào của quy định pháp luật. Nếu bị cơ quan pháp luật "sờ" đến, ngay lập tức họ có thể biến mất. Nhiều app sử dụng nguồn vốn nước ngoài hoặc đặt máy chủ ở nước ngoài khiến cơ quan chức năng rất khó xử lý. Từ đó ảnh hưởng lớn đến thị phần cho vay hợp pháp từ app của ngân hàng hay các công ty Fintech đang trong quá trình thử nghiệm.

Vì thế, có thể nói vay tiền qua các app online không chỉ gây thiệt hại cho người vay mà còn ảnh hưởng đến nguồn thu của ngân sách nhà nước, các tổ chức tín dụng bất hợp pháp này đã thu lợi bất chính và trốn thuế hàng nghìn tỷ trong mấy năm gần đây với lãi suất cho vay bình quân 45%/năm. Do đó, để tránh những hậu quả không lường trước thì người vay trước khi muốn vay tiền qua app cần suy nghĩ và tìm hiểu kỹ, không vì chút khó khăn nhất thời mà để lại hậu quả nặng về sau.

 

Bạn cần Co-op Law tư vấn, hỗ trợ các vấn đề pháp lý nan giải, hóc búa nhằm ngăn ngừa các rủi ro pháp lý tiềm ẩn có thể xảy ra, hãy liên hệ Hotline: 0978.90.96.95, số zalo: 037.979.6827 hoặc gửi mail cho chúng tôi qua địa chỉ: Cooplaw.co@gmail.com để được tư vấn, hỗ trợ miễn phí.

Mô tả: Những rủi ro gì khi vay tiền qua các app cho vay? Cần áp dụng những biện pháp gì để đề phòng việc vay tiền qua các app cho vay?

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
09-03-2022

Đánh giá

Chào mừng Quý khách hàng đã ghé thăm  CO-OP LAW. Nếu Quý khách hàng có bất cứ vướng mắc về pháp luật hoặc cần sự hỗ trợ từ các luật sư/chuyên gia pháp lý của CO-OP LAW, vui lòng liên hệ ngay qua số Hotline:  0968.90.96.95 hoặc 0978.90.96.95 để được tư vấn miễn phí.
Đang truy cập: 20
Trong ngày: 59
Trong tuần: 392
Lượt truy cập: 129077

CÔNG TY LUẬT CO-OPERATIVE LAW

Là đơn vị chuyên Tư vấn và Hỗ trợ pháp luật toàn diện và chuyên nghiệp tại Việt Nam.

Với nhiều luật sư và chuyên gia trên nhiều lĩnh vực, chúng tôi tự hào có một đội ngũ có trình độ chuyên môn cao, uy tín khi đã giải quyết thành công các vụ/việc pháp lý trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: Hoạt động doanh nghiệp, M&A, Tài chính - Ngân hàng, đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động và kế toán - thuế,...

 

 

ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ:

 

- Tại Hồ Chí Minh: Lầu 14, Tòa nhà HM Town, Số 412 Đường Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Tại Tây Nguyên: Số 91 Đường Lê Thị Hồng Gấm, phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam

- Tại Hà Nội: Tầng 7, Tòa nhà Zen Tower, Số 12 Đường khuất Duy Tiến, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

 

 

 

Hotline: 0978.90.96.95 - 0963312880 

Mail: Info@cooplaw.com.vn